Khắc phục kịp thời những vi phạm về quyền con người xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam

(VOH) - Thảo luận về dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam tại phiên họp hôm nay 9/11, các ĐBQH cơ bản đồng tình với nhiều nội dung được tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật này.

Đại biểu Đặng Đình Luyến bày tỏ quan tâm đến trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tạm giữ, tạm giam. Ảnh: SGGP

Theo nhiều đại biểu, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam hiện nay được quy định ở nhiều văn bản Luật khác nhau và cũng đang sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013. Do đó, việc liệt kê tất cả các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng hoặc bị hạn chế vào dự thảo Luật này là không khả thi, dẫn đến trùng lắp, chồng chéo và cũng không bảo đảm tính linh hoạt khi phải sửa đổi, bổ sung. Cũng từ vấn đề này, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật theo hướng quy định một số quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất, trực tiếp liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam, còn các quyền khác được thực hiện như thế nào sẽ do các luật chuyên ngành điều chỉnh. Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, đại biểu Huỳnh Văn Tính - đoàn Tiền Giang, nêu ý kiến:

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa - đoàn TP.HCM cho rằng:

Liên quan đến tổ chức cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, trước đây, hệ thống này do cơ quan điều tra quản lý, phụ trách và chỉ đạo. Tuy nhiên, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về tình hình oan, sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, Bộ Công an có chủ trương tách bộ phận điều tra ra khỏi bộ phận tạm giữ, tạm giam, đồng thời giao bộ phận tạm giữ, tạm giam cho cơ quan thi hành án hình sự và bổ trợ tư pháp thực hiện. Riêng với 4 trại tạm giam thuộc Bộ Công an hiện vẫn do Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát và Cơ quan An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an quản lý. Góp ý thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Khá - đoàn Trà Vinh kiến nghị:

Nêu tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra để đảm bảo tính khách quan trong công tác giam giữ, tránh tình trạng bức cung, nhục hình, đại biểu Trần Ngọc Vinh - đoàn TP.Hải Phòng cho rằng:

Liên quan đến điều kiện và chế độ tạm giữ, tạm giam hiện nay, đại biểu Nguyễn Anh Sơn - đoàn Nam Định tỏ ra băn khoăn và nêu ý kiến:

Góp ý tại phiên thảo luận tổ chiều nay về việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36 của Quốc hội, đa số ý kiến ĐBQH cho rằng, thí điểm chế định thừa phát lại là một chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp. Mặc dù còn có những hạn chế, bất cập nhưng đến nay, hoạt động của các tổ chức thừa phát lại đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng trên các mặt hoạt động, phản ánh định hướng đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng, yêu cầu của Hiến pháp 2013 và đòi hỏi của thực tiễn cải cách tư pháp.

Vì vậy, các ý kiến cơ bản tán thành đề nghị của Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết ghi nhận kết quả đạt được và cho kết thúc việc thí điểm để chính thức thực hiện chế định thừa phát lại, đồng thời, giao Chính phủ chuẩn bị dự án Pháp lệnh Thừa phát lại hoặc Luật Thừa phát lại để xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, kết quả thí điểm mới ở phạm vi hẹp (13/63 tỉnh - thành phố), thời gian thí điểm thực tế ngắn nên chưa đủ cơ sở để luật hóa ngay chế định này. Hơn nữa, theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, tổ chức thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại là một trong những nội dung cụ thể trong lộ trình cải cách tư pháp đến năm 2020. Do vậy, đề nghị cân nhắc tiếp tục thí điểm thêm một thời gian nữa. Cũng trong phiên thảo luận tại tổ chiều nay 9/11, các ĐBQH đã cho ý kiến vào dự án Luật đấu giá tài sản.