Khẩn trương ổn định đời sống nhân dân vùng lũ

(VOH) - Tính đến thời điểm này, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục chỉ đạo các lực lượng quân đội hỗ trợ các tỉnh trong công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với mưa, lũ ở các tỉnh phía Bắc.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ và kịp thời thông báo tình hình mưa lũ đến các tỉnh, thành phố; đồng thời đôn đốc các tỉnh thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Bộ Công thương đã và đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ đối với Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam gia cố đạp chắn các bãi thải, thu dọn củng cố đường lò, sửa chữa thiết bị, bơm tiêu nước tối đa..... cố gắng nỗ lực cao nhất để sớm trở lại sản xuất; chỉ đạo khắc phục các sự cố về điện đảm bảo cung cấp điện bình thường; chỉ đạo ngành công thương cung ứng đủ hàng hóa đảm bảo giá cả ổn định, tránh hiện tượng đầu cơ.

Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã cứu trợ nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiền và hàng hóa trị giá 700 triệu đồng và cứu trợ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 112 triệu đồng.

Các Bộ, ngành theo nhiệm vụ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và phối hợp với địa phương thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu qua do mưa lũ gây ra.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương  tiếp tục đưa tin về tình hình mưa lũ, về công tác chỉ đạo, ứng phó của Trung ương và địa phương để các địa phương nắm thông tin và ứng phó. Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết:

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ và chủ động các biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; triển khai biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, xử lý sự cố đê điều.

Các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Bình đang tích cực triển khai công tác khắc phụ hậu quả do mưa lũ.

Các lực lượng cứu hộ giúp người dân di chuyển qua vùng ngập sâu tại dốc đèo Bụt, phường Hà Phong, Quảng Ninh - Ảnh: TTXVN.

Ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết:

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh tình hình thiệt hại do mưa lũ từ ngày 1/8 đến nay đã có 13 người chết, tăng 2 người tại Bắc Giang cùng với 17 người tại Quảng Ninh đã nâng lên số người chết là 30 người. Có 3 người mất tích  và 11 người  bị thương. 122 ngôi nhà bị cuốn trôi, bị sập, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, gần 15.000 hécta lúa, 1500 hécta hoa màu bị thiệt hại. Các địa phương đang khẩn trương phục hậu quả, tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình có thiệt hại về người và tài sản.

Ông Lý Phú Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết:

Đến nay hầu hết các khu vực nước đã rút nên số lượng nhà bị ngập đã giảm đáng kể. Hiện chỉ còn một số khu vực thấp trũng cục bộ bị ngập nước là Lạng Sơn 17 nhà; 94 nhà ở Quảng Ninh tuy nước đã rút nhưng rác thải vẫn tràn ngập trong nhà, Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời các hộ dân này đến nơi an toàn và huy động lực lượng giúp dọn dẹp vệ sinh để sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý công trình thủy lợi - Tổng cục Thủy lợi, tình hình hồ chứa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc do các Công ty khai thác Công trình Thủy lợi quản lý đều đạt từ 60 - 70% dung tích thiết kế, một số hồ đã đạt 100% dung tích thiết kế như Làng Thum (Bắc Giang), Bến Châu, Khe Chè, Quất Đông, Trúc Bài Sơn (Quảng Ninh), Ngòi Vần (Phú Thọ), Chiềng Khoi (Sơn La); các hồ có cửa van đang xả để hạ thấp mực nước. Các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý hầu hết đã đạt 60-80% dung tích thiết kế với 19 hồ.

Vùng biển Nam biển Đông có gió mạnh

Do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục ở khoảng 13 đến 16 độ vĩ Bắc nên ở khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Từ ngày mai 6/8, gió mùa Tây Nam ở khu vực Nam biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận-Cà Mau sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8 và gây mưa dông mạnh, sóng biển cao từ 2-4mét, biển động.