Không để bệnh thành tích làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân

(VOH) - Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm, đó là vì sao cứ đến tháng 8, tháng 9 là tòa án nhân dân các quận - huyện lại ra nhiều quyết định tạm đình chỉ án.

Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao (ảnh: Thanh Hùng)

Những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề chậm trễ trong xử án, trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên và quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân TP với các sở, ngành liên quan đã được đại biểu HĐND TP đưa ra chất vấn bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án Tòa án nhân dân TP trong phiên chất vấn của kỳ họp lần thứ 18-HĐND TP khoá 8, diễn ra vào sáng 30/7.

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Bình Minh đặt vấn đề: 6 tháng đầu năm 2015, có hơn 1.000 vụ án quá hạn giải quyết, nguyên nhân thực sự việc để án quá hạn này là gì? Nhân dân, cử tri còn phàn nàn nhiều về đạo đức của cán bộ tòa án, đề nghị Chánh án cho biết công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp với đội ngũ này như thế nào.

Trả lời chất vấn, bà Ung Thị Xuân Hương cho biết, lượng án ở TP.HCM luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước khoảng 10%. Nguyên nhân gây ra tình trạng án tồn là do hầu hết đều là những vụ việc phức tạp, các thẩm phán do đó cũng ngại ngần, sợ ảnh hưởng đến việc tái bổ nhiệm nếu có xảy ra sai sót. Ngoài ra, bà Hương cũng nhìn nhận còn một số thẩm phán chưa tận tâm với công việc, trình độ cũng chưa đồng đều. Lãnh đạo Tòa án nhân dân quận - huyện cũng chưa quyết liệt chấn chỉnh.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do khách quan, khi 6 tháng đầu năm của ngành được tính từ ngày 1/10/2014 đến 31/3/2015. Trong 6 tháng này, tháng 9 là tháng kết thúc thi đua, tháng 10 là tháng kiểm tra chéo giữa các quận - huyện, các cụm thi đua, nên tháng 10 hầu như không xét xử. Rồi đến tháng 1 là tháng Tết, mà thông thường theo truyền thống cứ đến khoảng trước tết 15 ngày là dân không lên tòa nữa và sau 15 tháng giêng mới lên tòa.

Về giải pháp cho tình trạng này, bà Ung Thị Xuân Hương cho biết: Trước hết, Tòa án nhân dân TP sẽ đôn đốc quyết liệt các thẩm phán để xảy ra án quá hạn, ngoài ra, ngành tòa án TP cũng đang áp dụng công nghệ thông tin quản lý đến từng thẩm phán. Thẩm phán nào có án quá hạn một ngày, một giờ thì hệ thống cũng báo.

Một vấn đề nữa cũng được nhiều đại biểu quan tâm, đó là vì sao cứ đến tháng 8, tháng 9 là tòa án nhân dân các quận - huyện lại ra nhiều quyết định tạm đình chỉ án. Đại biểu Dương Văn Nhân đặt câu hỏi?

Trả lời về vấn đề này, ông Lê Quang Phong – Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Bình Tân khẳng định.

Về phía Tòa án nhân dân TP, bà Ung Thị Xuân Hương cũng nêu rõ.

Cũng trong sáng nay, ông Đào Anh Kiệt – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP, đã nhận được nhiều câu hỏi của các đại biểu xung quanh vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.

Đại biểu Cao Thanh Bình thẳng thắn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời rõ khi nào sẽ di dời trạm nghiền của công ty xi măng Hà Tiên 1 tại quận Thủ Đức, vì người dân đã quá khổ với tình trạng ô nhiễm mà công ty này gây ra trong nhiều năm qua.

Trả lời vấn đề này, ông Đào Anh Kiệt cho biết, khi xi măng Hà Tiên 1 xây dựng công trình là đúng quy hoạch, tuy nhiên qua phản ánh của người dân, thành phố đã quyết định di dời công trình này và dứt khoát sẽ di dời. Mặc dù vậy, cũng cần thêm thời gian để nghiên cứu cụ thể mới đưa ra được câu trả lời chính xác. Cũng về vấn đề di dời các cơ sở ô nhiễm trong khu dân cư, đại biểu Lê Hùng Sơn băn khoăn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã thông tin, việc này Sở có lộ trình cụ thể về việc di dời, tuy nhiên còn vướng mắc trong việc giải tỏa mặt bằng lấy quỹ đất cho Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3. Bên cạnh đó, Sở cũng nhìn nhận một số nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ này.

Trong chiều nay, HĐND TP tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, sau đó là phần giải trình thêm của Phó Chủ tịch UBND TP và thảo luận, thông qua các Nghị quyết trước khi bế mạc kỳ họp.