Ngoại thành TPHCM- Nhọc nhằn cảnh thiếu nước sạch

(VOH) - Lâu nay, một trong những ưu tư của người dân ngoại thành TP.HCM là thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Thiếu nước sạch ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đặc biệt là sức khỏe bà con tại những khu vực đó. Câu chuyện thiếu nước sạch lại tiếp tục diễn ra bởi nỗi khổ của người dân ở Nhà Bè, Thủ Đức, quận 12, quận 7...hàng ngày phải chạy đôn chạy đáo tìm mua những can nước đắt đỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.

Hiện tại hàng ngàn hộ dân tại phường Tân Hưng, quận 7, vẫn phải mua nước sạch với giá rất cao so với quy định của Nhà nước.ảnh: xahoi

Theo chân ông Đào Văn Nghĩa ra giếng lấy nước thì đã thấy có rất nhiều người đứng ngồi sẵn quanh đó. Nhìn từng giọt nước chảy vào thau chậu, người dân ấp 4- xã Hiệp Phước vui mừng khôn xiết để thấy họ quý nước như thế nào. Nhưng đằng sau đó là cả sự nhọc nhằn, khó khăn khi mỗi ngày phải cuống cuồng lo chạy nước rất mệt mỏi. Khó khăn là vậy, ấy mà người dân ấp 4, xã Hiệp Phước đã phải chịu đựng suốt thời gian dài mà trong khi đó các ấp 1, ấp 2, ấp 3 của xã Hiệp Phước đã có nước sạch sử dụng. Người dân ấp 4 suốt ngày phải sống trong vòng lẩn quẩn của chuyện nước nôi và luôn đặt câu hỏi: Bao giờ có nước sạch để không còn cảnh thức dậy sớm sau tiếng gà gáy điểm chuông và biết bao giờ có được giấc ngủ tròn trịa? Anh Phan Văn Gấp, người dân ấp 4, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè mong muốn:


Để có nước sạch sử dụng, người dân thắt lưng buộc bụng mua với giá 10.000 ngàn đồng/ m³ của một đơn vị tư nhân gần đó, trong khi tính theo giá Nhà nước thì chỉ vài ba ngàn đồng đổ lại. Nhiều lúc lấy nước lên từ giếng thì rất đục, nước có màu vàng vì bị nhiễm phèn nổi lềnh bềnh và nổi buồn hiện rõ trên khuôn mặt của người dân nơi đây. Mặc dù vậy, số nước bẩn như thế cũng được sử dụng một cách triệt để như tắm gội, giặt giũ, ngoại trừ nấu ăn thì dùng nước đóng bình hoặc nước mưa. Sau khi tắm gội xong thì mình mẩy bị ngứa ngáy và cho cảm giác khó chịu, nhưng theo người dân thì riết cũng phải quen.

Chúng tôi vào nhà ông Đào Văn Nghĩa, thấy lềnh khênh thau chậu, lu kệ, thùng nước dung tích lớn. Ông cho biết, đó là những vật dụng “di động” trong việc chứa nước để phục vụ cho cuộc sống của gia đình. Mua nước xài không đủ nên ông tranh thủ tận dụng khi trời có mưa lấy mấy thau chậu hứng nước và tích nước vào thùng phuy lớn để sử dụng cho những tháng mùa khô sắp tới. Đây là cách làm rất phổ biến không riêng gì đối với ông Nghĩa mà còn đối với nhiều hộ dân khác có chung hoàn cảnh. Nhưng khi sử dụng nước mưa ông Nghĩa cũng rất lo ngại bởi hiện nay nguồn nước mưa cũng chứa nhiều độc tố từ khói bụi của các nhà máy, nhất là nhà ông cạnh gần khu công nghiệp Hiệp Phước:



Bà Phạm Thị Thia, người dân ấp 4, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè lo ngại:


Ngay tại khu phố 5, phường Tân Hưng, quận 7, nơi mà chỉ cách trung tâm thành phố vài km, người dân vẫn chưa có nước sạch để dùng cũng là thực tế đáng buồn. Sáng và chiều, ở khu phố này không khí mua nước rôm rả như cảnh phiên chợ. Người mua cứ chen nhau, “chạy đua” hàng giờ hàng ngày để có nước sử dụng. Do là quận gần trung tâm thành phố nên người dân luôn phải chấp nhận mua giá nước từ 30 đến 35.000 đồng/ m³ tùy xa gần nhưng các điểm bán nước luôn đông nghịt người và phải đợi hàng giờ mới mua được. Các hộ dân ở khu phố 5, phường Tân Hưng, nhà nào cũng trang bị hàng chục can nhựa loại 30 lít để mua nước. Sáng nào quên thức dậy sớm là kể như cả nhà khát nước, chạy đôn chạy đáo đến những nhà hàng xóm để mượn đỡ về sử dụng. Ông Thái Ngọc Huệ, người dân khu phố 5, phường Tân Hưng, quận 7 bức xúc:



Thực trạng thiếu nước sạch của 400 hộ dân ấp 4, xã Hiệp Phước, Nhà Bè và 600 hộ dân ở khu phố 5, phường Tân Hưng, quận 7 và không ít hộ dân ở ngoại thành đang từng ngày ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt. Nước sạch chưa đến được những nơi này cũng xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan. Về khách quan, đó là áp lực cung cấp nước của Nhà máy nước BOO Thủ Đức cho hai khu vực Nhà Bè và Quận 7 từ 40- 50.000 mét khối/ngày cùng với việc đường ống dẫn nước chỉ có thể đến khu vực trung tâm xã phường. Về chủ quan thì cũng chính từ đường ống dẫn nước không đi sâu vào tận nhà dân ở hai khu vực nêu trên là do nằm trong diện quy hoạch nên nếu đầu tư vào nơi đây thì nhà máy nước sẽ chịu thiệt thòi.

Từ những nguyên nhân nêu trên cho thấy các đơn vị cung cấp nước nên cố gắng đồng hành với người dân. Khi chưa đầu tư được đường dẫn nước sạch đến tận nhà dân thì tổ chức nơi nào đó để tập trung phân phối nước ngay gần đó. Và đứng ra làm việc này phải là doanh nghiệp nhà nước để nguồn nước sạch phân phối đến dân với mức giá hợp lý, hợp túi tiền. Những nơi nằm trong quy hoạch thì cũng có thể chuyền nước đến dân bằng cách để người dân cùng nhau hùn vốn mua sắm đường ống với giá ưu đãi. Có như vậy thì mới thực sự giúp người dân có nguồn nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất để đỡ vất vả, không còn cảnh thức dậy sớm đi đong nước theo từng can hay ra giếng hì hục múc từng giọt nước lên mà còn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.


Trong thời gian tới để nước sạch phủ rộng đến với người dân thì ông Võ Nhật Tân, Phó Giám đốc Kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần Nhà máy nước Nhà Bè cho biết:


Riêng về thẩm quyền xã, ông Huỳnh Quốc Dũng, Phó Chủ tịch xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè kiến nghị:


Nước sạch là cấp thiết, là sự sống còn của hàng trăm hộ dân ở hai khu vực trên và nhiều hộ dân khu vực ngoại thành. Mong muốn được sử dụng nước sạch là nhu cầu chính đáng nên các đơn vị cung cấp nước của thành phố cần gấp rút đưa ra phương án giải quyết để mang đến nguồn nước sạch phục vụ cho đời sống người dân nơi đây.