Người dân bất an với việc hóa chất độc hại có trong thực phẩm

(VOH) - Trong phiên làm việc sáng 3/11 của Quốc hội, hầu hết các đại biểu thống nhất với báo cáo của chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình phát triển và những mặt tồn tại của kinh tế - xã hội trong năm 2015 và phương hướng 2016.

Các đại biểu đã đánh giá cao những kết quả đạt được, phân tích bổ sung những nét nổi bật, những điểm sáng, tối trên bức tranh kinh tế, xã hội với những dẫn chứng minh họa sinh động, sát với tình hình thực tế ở địa phương và cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phát biểu trong phiên thảo luận. Ảnh: SGGP

Về cơ bản, mục tiêu tổng quát trong năm 2015 đạt được 13/14 chỉ tiêu, vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể là những điểm sáng nổi bật như: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản đảm bảo, tăng trưởng kinh tế phục hồi khá cao, đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, tái cơ cấu kinh tế gắn với mô hình chuyển đổi được đẩy mạnh, thể chế kinh tế ngày càng hoàn thiện, văn hóa xã hội có bước tiến bộ…

Về những hạn chế yếu kém, các đại biểu tán thành các nội dung nêu trong báo cáo và cho rằng Chính phủ rất nghiêm túc đánh giá thẳng thắng những hạn chế yếu kém, chỉ ra được nguyên nhân khách quan, nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những kiến nghị, các Đại biểu cũng hiến kế đề ra giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới, đặc biệt là chuẩn bị bước vào nhiệm kì 5 năm tiếp theo.

Hơn 20 ý kiến đại biểu nêu sát sườn các vấn đề tồn tại về các chính sách để phát triển nguồn nhân lực, liên kết kinh tế vùng, kinh tế biển đảo. Đặc biệt là các vấn đề an sinh xã hội được các Đại biểu nhấn mạnh như: bảo hiểm, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường…

Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (tỉnh Bạc Liêu) cho biết trong những lần tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội đều cảm nhận nỗi lo lắng về chủ quyền biển đảo cuả chúng ta bị xâm phạm, trong khi đó chính sách phát triển kinh tế biển của chúng ta chưa được đánh giá rõ nét. Cùng quan điểm trên, Đại biểu tỉnh Đồng Nai Đặng Ngọc Tùng cho rằng kinh tế biển chúng ta thực sự chưa chú trọng:

Riêng vấn đề ô nhiễm môi trường, đại biểu Bùi Thị An – đoàn Hà Nội cho rằng “hàng ngày chúng ta phải mất đi khoảng 200 người do căn bệnh ung thư trong đó có những người ở độ tuổi 20 và dưới 10 tuổi. Căn bệnh này do ô nhiễm môi trường gây nên hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm độc:

Cũng theo đại biều Võ Thị Hồng Thoại, tỉnh Đồng Nai, hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đã đến hồi báo động, tâm trạng của mỗi chúng ta, nhân dân bất an trong quá trình sử dụng tiêu dùng thực phẩm sản xuất kinh doanh không đảm bảo an toàn, sử dụng hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc để tẩm, ướp, pha chế, ngâm, bảo quản, phân bón tăng trưởng kích thích vào cây trồng vật nuôi... đây là nguồn gốc của nhiều tác nhân ảnh hưởng đến con người không phải tức thời mà có nguy cơ tích lũy duy trì qua nhiều thế hệ gây nhiều căn bệnh, suy kiệt nòi giống… không chỉ hao tốn tài chính sức lực của xã hội, mà còn làm suy giảm niềm tin của thế giới đối với mặt hàng nông sản VN.

Luật an toàn thực phẩm đã được điều chỉnh, nhưng việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nhiều chưa được ngăn chặn, trong khi đó, Quyết định 38 của Chính phủ về an toàn thực phẩm chỉ được áp dụng cho hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại kiến nghị:

Liên quan đến vấn đề chưa ban hành quy chuẩn hộ nghèo, hỗ trợ y tế, bảo hiểm xã hội… nhiều đại biểu cũng được các bộ trưởng trả lời thỏa đáng. Riêng về bất cập trong triển khai bảo hiểm y tế cho hộ gia đình, nhà trường…Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, giải thích:

Kết thúc buổi làm việc, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những đóng góp ý kiến của các đại biểu và nhìn nhận “bên cạnh những đóng góp KT - XH cho năm 2015, các đại biểu cũng liên hệ trong những năm tới. Tất cả những vấn đề về kế hoạch 5 năm, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận cho ý kiến và xem xét quyết định tại kì họp lần thứ XI vào tháng 3/2016.