Nhiều nội dung sửa đổi Hiến pháp được chỉnh lý phù hợp với thực tiễn

(VOH) - Thảo luận ở các tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) trong buổi sáng hôm nay 23/10, đa số ý kiến ĐBQH cơ bản đồng tình với các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Quốc hội công bố lấy ý kiến nhân dân. Nội dung của Dự thảo đã kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Nghe bài viết:
Ông Trần Trọng Nghĩa - đại biểu Quốc hội TP.HCM phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Dự thảo Hiến pháp đã xác định rõ chế độ chính trị, bản chất nhà nước và những nội dung yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến nhiều trong buổi thảo luận sáng nay là vấn đề chính quyền địa phương.
Nhấn mạnh chính quyền địa phương là vấn đề nhân dân rất quan tâm, ông Huỳnh Nghĩa-ĐBQH thành phố Đà Nẵng, nhìn nhận: Chúng ta đã 5 năm thí điểm không có HĐND quận, huyện, phường nhưng chưa có tổng kết, chứng tỏ vấn đề rất phức tạp, nhân dân ở những nơi đó cũng băn khoăn. Các tỉnh, thành thí điểm đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nếu bỏ HĐND thì ai là người đại diện cho nhân dân, ai giám sát cơ quan hành chính?

Đại biểu Thân Đức Nam- ĐBQH thành phố Đà Nẵng, khẳng định quan điểm, thiết chế HĐND và UBND có quan hệ mật thiết với nhau, ở đâu có UBND phải có HĐND. Ông Nam đồng ý quan điểm mô hình chính quyền địa phương giữ nguyên như hiện nay, những nơi đặc thù thì có thể theo luật định. Góp ý cụ thể cho vấn đề này, tại khoản 1, Điều 114 của Chương 9- Chương về chính quyền địa phương, ĐBQH thành phố Đà Nẵng, Thân Đức Nam, đề nghị:


Góp ý cụ thể cho Chương 9- Chương về chính quyền địa phương trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm- Đoàn ĐBQH TP.HCM, cho rằng:

Đề cập đến công tác cải cách tư pháp, ý kiến nhiều ĐBQH đồng tình việc các quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cơ bản thể hiện được yêu cầu cải cách tư pháp, khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Tuy nhiên, theo Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng cần xem lại Điều 102 quy định về toàn án thực hiện quyền tư pháp trong dự thảo Hiến pháp? Đại biểu Đỗ Văn Đương, nêu ý kiến:

Liên quan đến những quy định chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao, ông Huỳnh Ngọc Ánh- ĐBQH TP.HCM, cho rằng:

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH TP.HCM Trương Trọng Nghĩa nhìn nhận nhiều quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Góp ý cụ thể cho điều 54 quy định về thu hồi đất, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, đề nghị:

Nhiều đại biểu đề nghị bổ sung vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chế định Hội đồng tư pháp quốc gia do Chủ tịch nước hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có chức năng bảo đảm các điều kiện cho Tòa án nhân dân hoạt động độc lập, không chịu sự tác động bên ngoài.

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong phiên làm việc tại hội trường chiều nay, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; nghe Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, báo cáo kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; trình bày Tờ trình về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, cũng trong phiên họp này Quốc hội đã nghe Uỷ ban tài chính, ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra các nội dung trên./.