Nhìn lại tuần làm việc thứ 4 của Quốc hội khoá 13

(VOH) - Trong tuần này, Quốc hội dành 2 ngày rưỡi (từ ngày 13 đến hết sáng 15/6) để chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nội dung chất vấn dựa trên các cơ sở: ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Ủy ban Trung ương MTTQVN; phát biểu của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội... Đã có hơn 100 câu hỏi bằng văn bản gửi đến các thành viên Chính phủ.

Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang bắt đầu phiên chất vấn bằng phần giải trình về việc quản lý đất đai đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian qua đã gây ra nhiều bức xúc, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội; những giải pháp khắc phục của Bộ. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở chế biến ngày càng trầm trọng, nạn phá rừng khai thác khoáng sản trái phép, tự phát diễn biến ngày càng phức tạp, trách nhiệm của bộ trong quản lý, điều hành cũng là một nội dung được đưa ra chất vấn.

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời chất vấn với các nhóm vấn đề: tính khả thi của các giải pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2012; việc chậm trễ trong bố trí vốn đầu tư năm 2012, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 ảnh hưởng đến tiến độ và triển khai và hiệu quả vốn đầu tư thuộc trách nhiệm của Bộ-nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đến những sai phạm của các Tập đoàn, Tổng Công Ty nhà nước mà cụ thể là Tổng Công Ty Hàng Hải VN (Vinalines), Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã dẫn ra nhiều văn bản cho thấy sự lúng túng hiện nay là chưa tách bạch rõ ràng quyền quản lý hành chính Nhà nước đối với quyền của chủ sở hữu, trong đó ông Chủ tịch Tập Đoàn và chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền quá lớn. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất thành lập tổng cục quản lý và giám sát tài chính DN để giám sát các Tập Đoàn, Tổng Công ty nhà nước. Chưa thỏa mãn với cách trả lời này, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) đặt vấn đề:

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời :

Sáng 15/6, ngày làm việc cuối cùng của phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề về điều hành kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2012 và trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp này, các thành viên Chính phủ đã lắng nghe ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội tại tổ và tại hội trường. Đã có 128 đại biểu Quốc hội gửi 158 phiếu chất vấn với 227 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Trong hai ngày, đã có 4 bộ trưởng, 10 lượt thành viên Chính phủ trực tiếp và tham gia trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Ngoài các vấn đề này, báo cáo của Phó Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, các vấn đề xã hội nổi bật, công tác phòng chống thiên tai, tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tiếp tục chấn chỉnh công tác bồi thường, thu hồi đất, nhất là trong thực hiện cưỡng chế của các địa phương. Yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục các hạn chế, yếu kém trong thực hiện công tác này thời gian qua, cần phải làm tốt từ khâu quy hoạch sử dụng đất đến việc lập và triển khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, sát thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận và tự giác chấp hành, trong trường hợp buộc phải cưỡng chế thì cần có phương án chặt chẽ, đúng pháp luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nét mới tại kỳ họp lần này là không phải chỉ là trả lời chất vấn trực tiếp của từng đại biểu Quốc hội, mà các thành viên Chính phủ còn trả lời kiến nghị và ý kiến của cử tri và làm sâu sắc thêm những vấn đề đã nêu ra trong quá trình thảo luận về kinh tế-xã hội. Thay vì đọc báo cáo giải trình ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được chuẩn bị sẵn dài tới 30 phút, lần này các Bộ trưởng chỉ nêu vấn đề trong vòng 10 đến 15 phút để dành thời gian để hỏi, đáp, đối thoại với các đại biểu và các vị Bộ trưởng các ngành có liên quan cùng giải đáp những vấn đề thắc mắc kiến nghị của đại biểu

Tất cả những nội dung đề cập trong những phiên chất vấn và chờ đợi chất vấn đều đi thẳng vào những vấn đề thực tiễn, bức xúc của cuộc sống, phản ánh khá đầy đủ ý kiến và nguyện vọng của cử tri, tập trung vào những vấn đề cơ bản vĩ mô, bớt vụn vặt, tản mạn, nhưng vẫn cụ thể. Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn ĐBQH Quảng Trị) và đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TPHCM) nhận xét qua cách trả lời chất vấn của các thành viên Chính Phủ :


Dù vẫn còn những hạn chế nhất định, song có thể khẳng định 2,5 ngày làm việc vừa qua đã thể hiện nhiều nét mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khóa 13 và như nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là: