Nhìn lại tuần làm việc thứ 5 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII

(VOH) - Trong tuần làm việc thứ 5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); dự án Luật Phí, lệ phí.

Ảnh: chinhphu

Thảo luận về dự án Bộ Luật tố tụng dân sự (sửa đổi), ý kiến đại biểu tập trung vào 2 lĩnh vực chính liên quan đến hoạt động tố tụng là Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân. Về vai trò chức năng của Viện kiểm sát trong các hoạt động tố tụng dân sự, ý kiến đại biểu đồng tình với việc giữ nguyên quy định như bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (đoàn TPHCM) và ĐB Lương Văn Thành (đoàn Hải Phòng) nêu ý kiến.

Sau khi phân tích và chỉ ra nguyên nhân của nhiều vụ án oan, oan sai, nhiều đại biểu có ý kiến cho rằng nên quy định lại hoặc kéo dài thời gian kháng nghị, nhiều quy định như hiện nay trong dự thảo luật sẽ gây khó khăn cho người dân, cũng như các cơ quan chức năng khi tiến hành kháng cáo, kháng nghị. ĐB Vũ Xuân Trường (đoàn Nam Định) đề nghị.

Về vai trò của Tòa án trong dự án Bộ luật tố tụng dân sự, ý kiến đại biểu cho rằng, trong thời buổi hội nhập như hiện nay, có nhiều lĩnh vực chưa có luật chuyên ngành. Chính vì vậy, Bộ luật dân sự cần bổ sung thêm quy định để khi có sự việc xảy ra còn có văn bản pháp luật xử lý. ĐB Nguyễn Trọng Trường (đoàn Bắc Ninh) nói.

Còn thảo luận về dự án Bộ Luật hình sự (sửa đổi), đa số ý kiến đề nghị không bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: chống loài người, phá hoại hòa bình, tội phạm chiến tranh; vận chuyển trái phép chất ma túy; tham nhũng; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn KonTum), cho rằng.

Góp ý về quy định tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy, các đại biểu cho rằng: trong bối cảnh hiện nay nhiều vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng rất lớn, thủ đoạn tinh vi, cấu kết chặt chẽ và thường trang bị vũ khí sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng. Đã có nhiều cán bộ chiến sĩ công an, biên phòng hi sinh trong cuộc chiến khốc liệt này. Vì vậy, cần tiếp tục quy định hình phạt tử hình đối với tội này. Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn, đoàn Bình Thuận cho rằng.

Vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận về Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) là quy định quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đại biểu Lê Thị Nga, đoàn Thái Nguyên, nêu ý kiến.

Về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung, đa số ý kiến ủng hộ quy định này vì cho rằng, nó sẽ bảo đảm minh bạch, khách quan trong quá trình hỏi cung. Tuy nhiên, có ý kiến còn băn khoăn về nguồn kinh phí để trang bị các thiết bị ghi âm, ghi hình cho tất cả các cuộc hỏi cung. Đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên cho rằng, tốn kém cũng phải làm.

Thảo luận về dự án Luật phí, lệ phí các nội dung được nhiều đại biểu góp ý là học phí, viện phí có nên chuyển sang cơ chế giá hay không? Đối tượng được miễn giảm phí, lệ phí và cần làm rõ các khoản phí, lệ phí để tránh chồng chéo. Về học phí, viện phí, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đoàn Đà Nẵng cho rằng dự thảo luật không điều chỉnh một số khoản phí như học phí, viện phí với lý do đã được quy định ở luật khác và trả theo cơ chế giá dịch vụ của thị trường là không phù hợp.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TPHCM đã đề nghị bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy vì việc này đang đè thêm gánh nặng với người dân, nhất là người nghèo, người lao động phổ thông. Sau đó, bên hành lang Quốc hội, báo chí đã có cuộc phỏng vấn cùng lúc ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bộ trưởng GT-VT Đinh La Thăng về đề nghị này, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng khẳng định, theo luật, thu phí xe máy thuộc trách nhiệm của HĐND tỉnh, TP, không thuộc trách nhiệm của Trung ương. Trong quy định phí xe máy chỉ quy định mức tối đa, không quy định mức tối thiểu, tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương thì HĐND tỉnh quyết định có thu hay không thu. 

Ngoài ra, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 và Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Châu Thị Thu Nga, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. 

Hôm nay 20/6, Quốc hội nghỉ, thứ hai ngày 22/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam; dự án Luật thống kê (sửa đổi).