Những chuyến hàng nặng tình hậu phương

(VOH) - Chuyến hành trình vượt hàng trăm hải lý để đến các Nhà giàn ở thềm lục địa phía Nam của tổ quốc, thăm các chiến sĩ vì nhiệm vụ không thể về quê đón Tết cùng gia đình năm nay, một trong những ấn tượng khó quên của chúng tôi là hình ảnh những người lính hải quân làm nhiệm vụ chở người và hàng hóa ra các đảo và Nhà giàn DK1.
Chuyển quà tết cho các Nhà giàn.ảnh: hoangsatruongsa

Trên còn tàu HQ 636, HQ 624- Hải đội 811- Vùng 2 Hải quân đưa chúng tôi đến Nhà giàn, trong sóng gió của mùa biển động là biết bao câu chuyện cảm động về những người lính vận tải biển, chuyên làm nhiệm vụ đưa cán bộ chiến sĩ và vận chuyển hàng hóa từ đất liền đến Trường Sa và các Nhà giàn DK1.

Trò chuyện với các anh, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được, đó là sự hồn hậu, ấm áp, mộc mạc, lạc quan yêu đời và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm. Hàng chục ngàn tấn hàng với bánh, mứt, nước ngọt, rau củ quả, gạo, thịt, văn phòng phẩm…từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân gửi tặng chiến sĩ hải đảo, được các anh phân loại, chia đều cho từng đơn vị rồi sắp xếp ngay ngắn. Trong tầng hầm nóng nực, ánh sáng lập lòe nhưng đủ để chúng tôi nhìn thấy từng giọt mồ hôi đang lăn dài trên trán các anh. Những tấm áo đã ướt đẫm nhưng các anh vẫn miệt mài đóng gói, sắp xếp hàng hóa cho kịp chuyến hành trình sáng mai.

Vừa miệt mài bưng, bê, bốc, xếp,

chiến sĩ trẻ, thiếu úy Đinh Tiến Vũ vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi, anh nói: Những việc này là chuyện nhỏ ấy mà, có gì đâu mà vất vả. Anh em chúng tôi chỉ mong sao hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, mang được tất cả hàng hóa của đất liền gửi tặng đồng đội đang công tác tại các Nhà giàn. Các chiến sĩ khác nói với theo “đúng đó, các nhà báo ạ! Các anh chị đừng lo cho chúng tôi, đây là nhiệm vụ và cũng là hạnh phúc của chúng tôi khi được làm cầu nối, kết nối tình cảm đất liền với lính đảo”. Thiếu tá Hoàng Xuân Hùng- người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm công việc này chia sẻ:


Còn Thiếu tá Nguyễn Hữu Tôn- tàu HQ 636 tâm sự với chúng tôi: vận chuyển hàng hóa cũng phải nâng niu như vận chuyển người vậy, nếu không cẩn thận để nước biển bám vào thì thực phẩm dễ bị biến chất, hư hại hoặc không thể sử dụng được lâu. Anh nói: khi đưa hàng lên các Nhà giàn, sợ nhất là gặp lúc biển động, sóng to, gió lớn. Lúc đó, can
ô chòng chành, anh em phải làm sao vừa giữ thăng bằng, vừa cột hàng hóa vào dây để đưa lên Nhà giàn. Nhiều lúc sóng vỗ mạnh, anh em như tắm mình trong nước biển, hàng giờ đồng đồ lênh đênh giữa biển mới có thể đưa hết được hàng hóa lên Nhà giàn. Thiếu tá Nguyễn Hữu Tôn nói:


Cái nắng chói chang của đất trời, cái nóng gay gắt của thời tiết hay những cơn gió lộng, những đợt sóng mạnh của biển khơi không thể ngăn được tinh thần làm việc hăng say của các anh. Họ luôn tay bỏ hàng vào từng bao ni lông, cột lại một cách cẩn thận mặc cho sóng to, gió lớn của biển. Chính tình yêu giữa đồng đội với đồng đội đã hun đúc thêm tinh thần, nghị lực giúp các anh quên hết khó khăn, vất vả cũng như có thể hi sinh thân mình để làm nhiệm vụ, mang đến cho các chiến sĩ Nhà giàn một cái Tết ấm cúng, đầy đủ nhất và để các chiến sĩ Nhà giàn cảm nhận được, dù có ở giữa biển khơi mênh mông, quanh năm gió biển lồng lộng thì tâm hồn của chiến sĩ vẫn luôn được sưởi ấm bởi tình cảm đất liền dành cho các anh là vô bờ bến. Trung tá Bùi Xuân Hoạt- Chính trị viên Nhà giàn DK1/10 chia sẻ cảm xúc khi đón nhận những món quà ý nghĩa từ đất liền:



Lời tâm sự của Trung úy Lê Đình Thắng làm chúng tôi xúc động: “khi nhìn thấy những cánh tay của chiến sĩ Nhà giàn vẫy chào từ xa, chúng tôi chỉ mong sao tàu chạy thật nhanh để nhanh chóng lên tới Nhà giàn, được ôm đồng đội vào lòng và để tận tay trao cho chiến sĩ những phần quà nghĩa tình của hậu phương”. Tình cảm mà các chiến sĩ dành cho nhau, khó diễn tả hết băng lời. Chỉ biết rằng, trong khoảng thời gian gặp nhau ngắn ngủi, lời bài hát “Tâm tình người chiến sĩ Nhà giàn” cất vang, hòa lẫn với tiếng sóng biển rì rào cùng cái nhìn hiền hòa, cái ôm ấm áp giữa những người lính biển với đoàn công tác làm tất cả nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Đây là một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi từng thấy trong suốt hành trình công tác của mình.