Quốc hội thảo luận dự thảo Luật khí tượng thủy văn

(VOH) - Trong báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Luật khí tượng thủy văn tại phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 5/11, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết: Trên cơ sở ý kiến góp ý của các ĐBQH tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 vừa qua, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương và 60 điều.

Nghe bài viết:

Một số vấn đề lớn được tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật gồm phạm vi điều chỉnh của Luật; về quản lý khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; về hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn và những nội dung xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn; quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn,... Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, cho rằng:

Dự thảo Luật cũng được chỉnh lý theo hướng phân biệt rõ dịch vụ khí tượng thủy văn là dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận và là hoạt động có thu trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đã được chỉnh lý theo hướng đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện với hoạt động cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng thủy văn và dự án Luật phí và lệ đang được Quốc hội xem xét để thông qua về một số mục thu phí và lệ phí đối với một số hoạt động khí tượng thủy văn.

Thảo luận về dự thảo Luật, một số ĐBQH góp ý cần rà soát để tránh chồng chéo phạm vi điều chỉnh giữa Luật này với Luật phòng, chống thiên tai; nghiên cứu bổ sung vấn đề tác động vào thời tiết, quản lý nhà nước vào phạm vi điều chỉnh của Luật; đề nghị thay cụm từ “giám sát biến đổi khí hậu” bằng cụm từ “thường xuyên theo dõi biến đổi khí hậu”.

Có ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của Bộ, ngành, địa phương; xem xét, cân nhắc việc quy định 2 loại quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trong dự thảo Luật.

Một số ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong trường hợp dự báo, cảnh báo không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng có ý kiến góp ý dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ vấn đề cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn “nhạy cảm”; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và phát triển KT - XH.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang báo cáo về đề nghị phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO. Ảnh: SGGP

Trước đó, cũng trong phiên họp sáng nay, khi nói về Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định:

Về sự cần thiết sửa đổi hiệp định này trong tình hình hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, cho rằng:

Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi một khuôn khổ thể chế đơn nhất bao gồm Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), theo sửa đổi đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất 2 năm 1 lần.

Tiếp theo là Đại Hội đồng thường xuyên giám sát tình hình thực thi các hiệp định. Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) và Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại trong khuôn khổ WTO. Các Hội đồng Thương mại hàng hóa; Thương mại dịch vụ và các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan tới Thương mại (TRIPs); Các Ủy ban, nhóm công tác là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực,...