Quốc hội thảo luận tại tổ kết quả phát triển kinh tế xã hội và ngân sách năm 2011

(VOH) - Ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về kết quả phát triển kinh tế xã hội và ngân sách năm 2011, triển khai kế hoạch kinh tế xã hội và phân bổ ngân sách những tháng đầu năm 2012.

Về vấn đề phân bổ ngân sách nhiều đại biểu cho rằng, sử dụng ngân sách quá dễ giải dẫn đến tình trạng lãng phí. Nhà nước có cơ quan thanh tra, giám sát nhưng lãng phí trong đầu tư công, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nhiều. Thế nên, ngoài việc công khai minh bạch, Quốc hội, các cơ quan hữu quan tăng cường giám sát chặt chẽ hơn. Đại biểu Võ Thị Dung, đoàn TPHCM nói:

Đại biểu Nguyễn Thị Ánh cũng kiến nghị, cần kiểm tra lại xem các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ có khả thi hay không. Việc phân bố ngân sách phải xét đến tính khả thi chớ không thể phân bổ dàn trải vì thực tế có những đơn vị sử dụng vốn không hết, trong khi nhiều đơn vị khác không có vốn để triển khai dự án. Đại biểu Ánh cũng cho biết: là các dự án xây dựng bệnh viện trên địa bàn TPHCM đang thiếu vốn xây dựng trong khi bệnh viện ngày càng quá tải.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Huỳnh Thành Lập cũng nêu thực trạng của TPHCM hiện nay. Nhu cầu vốn cho xây dựng cơ bản trong năm 2012 vào khoảng 36.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 10.000 tỷ. Do đó, Quốc hội và Trung ương nên nghiên cứu tháo gỡ về cơ chế để có thêm vốn phục vụ cho đầu tư phát triển. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trung ương hiện cũng đang rất thiếu tiền:

Về kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong mấy tháng gần đây lạm phát bắt đầu giảm. Đó có thể là một tín hiệu đáng mừng nhưng cần đánh giá lại một cách thận trọng. Một số đại biểu lưu ý, Quốc hội phải đánh giá chính xác bởi CPI giảm có thể là do sức mua quá yếu. Giảm sức mua nên doanh nghiệp không sản xuất, không nhập khẩu nguyên vật liệu thì nhập siêu giảm chứ đâu phải do các giải pháp của chúng ta xuất sắc. Khi kinh tế khởi sắc doanh nghiệp lại nhập khẩu thì nhập siêu lại tăng ào ào. Cho nên thành tích giảm nhập siêu cần phải xem lại vì nó không có căn cơ.

Đại biểu Trần Du Lịch. Ảnh: SGGP

Các đại biểu cũng đặt vấn đề về các chính sách về tiền tệ hiện nay. Phải chăng các giải pháp kìm chế lạm phát, trong đó có việc thắt chặt tiền tệ làm cho nền kinh tế thiếu máu. Các doanh nghiệp gặp khó một phần cũng là vì nguyên nhân này. Nhiều đại biểu phân tích, kinh tế quý 1 chỉ tăng 4% do vậy các quý tiếp theo chúng ta phải tăng tốc. CPI trong 5 tháng đầu năm chỉ tăng hơn 2%. Từ đây đến cuối năm, CPI không thể vượt quá 10% mà có thể chỉ ở mức hơn 5%. Do vậy, nguy cơ lạm phát cao có thể được loại trừ. Chính vì thế, lúc này Quốc hội cân nhắc tháo gỡ chính sách nới lỏng tài chính, tăng cung tiền để kích thích kinh tế. Đại biểu Trần Du Lịch  kiến nghị:

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa. Ảnh: SGGP

Không chỉ cung tiền, nhiều đại biểu còn kiến nghị miễn giãm thuế nhằm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời kích thích khả năng tiêu dùng. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, đoàn TPHCM nói:

Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục làm việc tại tổ thảo luận đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Các đại biểu cho rằng, đề án tập trung vào những giải pháp và lộ trình cụ thể hơn. Sau phần thảo luận, các đoàn đại biểu tiếp tục thảo luận về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến.