Quốc hội thảo luận về kết quả thí điểm chế định Thừa phát lại

(VOH) - Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36 đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai một cách bài bản, nghiêm túc, có trách nhiệm và thu được kết quả tích cực.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết trong báo cáo tổng kết triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36 của Quốc hội được trình bày tại phiên làm việc toàn thể sáng nay 9/11.

Nghe toàn nội dung bài viết:

Các Văn phòng Thừa phát lại tại TPHCM. Ảnh: sotuphap

Đến nay, chế định này được thí điểm tại 13 địa phương. Hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại là khả quan đặc biệt tại TP.HCM. Thừa phát lại bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng:

Tuy nhiên, việc thí điểm chế định Thừa phát thời gian qua bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như nhận thức của người dân và của một số cơ quan, cán bộ, công chức vẫn hạn chế; phối hợp triển khai có lúc, có nơi chưa tốt; các văn phòng Thừa phát lại tại 12 địa phương chậm đi vào hoạt động; tại TP.HCM, hoạt động của các văn phòng đã ổn định nhưng chưa đồng đều, chủ yếu là lập vi bằng, tống đạt văn bản,...

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng khẳng định, sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại khẳng định chủ trương, định hướng và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là với loại hình dịch vụ có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp, quá trình thực hiện thí điểm còn một số vấn đề hạn chế, bất cập cần được phân tích, đánh giá toàn diện hơn, làm cơ sở để Quốc hội xem xét, quyết định về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại. Cụ thể là xây dựng thể chế Thừa phát lại, chất lượng hoạt động Thừa phát lại, chi phí thực hiện Thừa phát lại… Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhìn nhận:

Sau khi xem xét, thảo luận góp ý, Nghị quyết cho phép thực hiện chế định thừa phát lại sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua tại cuối kỳ họp này.Cũng trong phiên làm việc sáng nay, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam, Quốc hội đã thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật này.