Quốc hội thông qua Luật trợ giúp pháp lý sửa đổi, Luật trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước sửa đổi

(VOH) - Sáng nay 20/6, Quốc hội tiếp tục lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu về việc thông qua đối với các dự án Luật: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủy sản sửa đổi.

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sửa đổi có 9 chương, 78 Điều.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của đại biểu, dự luật đã thay đổi nhiều nội dung trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính; về nguyên tắc bồi thường và giải quyết bồi thường Nhà nước… Về xác định bồi thường, Luật giữ nguyên quy định việc bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Hình: quochoi.vn

Riêng đối với cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết:

Với thay đổi của dự luật lần này, 454/458 đại biểu tán thành, bằng 92,46% số phiếu đại biểu đồng ý thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sửa đổi.

Về Luật trợ giúp pháp lý sửa đổi, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật này từ các phiên thảo luận trước đây, dựa trên ý kiến của đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội tiếp tục mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý so với trước đây. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng:

Về chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, có thay đổi một số nội dung so với dự luật trước đây, vừa chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện rõ hơn để trình các đại biểu Quốc hội thông qua. Cụ thể:

Với 8 chương, 51 Điều, tiếp thu nội dung chỉnh sửa cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có 458/458 số phiếu đại biểu đồng ý thông qua dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi, đạt tỷ lệ 93,58% số đại biểu có mặt.

Cuối buổi sáng nay 20/6, các đại biểu tiếp tục thảo luận dự thảo Luật thủy sản sửa đổi.