Thảo luận dự án Luật Phòng, tránh & giảm nhẹ thiên tai và dự án Luật KHCN

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, chiều 8/11, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai và dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).

Các đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật là nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tăng cường quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động phòng, chống thiên tai, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Các đại biểu cũng nhấn mạnh rằng, việc ban hành luật góp phần nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thể hiện rõ quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng chống thiên tai từ tập trung vào việc ứng phó trước đây sang phòng ngừa và quản lý rủi ro thiên tai theo quá trình, phù hợp với pháp luật quốc tế về phòng, chống thiên tai.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình phân tích, mục tiêu quan trọng nhất trước mỗi trận bão lũ là bảo vệ tính mạng con người và ứng phó trước những hậu quả. Tuy nhiên, mỗi năm biến đổi khí hậu lại làm cho thời tiết diễn biến phức tạp hơn, quyết tâm của Chính phủ là từng bước xây dựng lực lượng chuyên nghiệp để thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Đại biểu Hoàng Trung Hải nói:

Thảo luận về việc thành lập quỹ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai quy định trong dự thảo luật, các đại biểu cho rằng việc thành lập quỹ cần được cân nhắc, tránh tình trạng có quá nhiều loại quỹ như hiện nay. Một số đại biểu đề nghị, dự thảo luật nên quy định và áp dụng bảo hiểm phòng chống thiên tai và nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo mua loại hình bảo hiểm này.

Về dự án Luật Khoa học và Công nghệ một số ý kiến tán thành việc dành 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học và công nghệ. Theo các đại biểu, nhiệm vụ đặt ra cho khoa học và công nghệ thời gian tới là ngoài việc huy động tối đa nguồn đầu tư ngoài ngân sách cần phải đổi mới việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Hà Minh Huệ (đoàn Bình Thuận) - Ảnh minh họa.

Liên quan đến nội dung doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, các đại biểu cho rằng, cần quy định cụ thể hơn để buộc doanh nghiệp tùy loại hình và quy mô doanh nghiệp, dành ít nhất 10% lợi nhuận trước thuế cho hoạt động khoa học và công nghệ hoặc hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời, quy định phù hợp hơn và tạo sự chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí này, tránh đầu tư dàn trải, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Đại biểu Hà Minh Huệ (đoàn Bình Thuận) nói:

Trước đó, các đại biểu làm việc ở hội trường thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của quốc hội năm tới. 

Hôm nay 9/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).