Thêm 3 người chết, 4 người bị thương do mưa lũ

(VOH) - Những đợt mưa lớn kéo dài những ngày qua đã khiến nhiều tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại nặng nề, nhiều điểm ngập úng nghiêm trọng. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm và đảm bảo an toàn các hồ chứa.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ và chủ động các biện pháp ứng phó. Trong đó, tỉnh Lai Châu có Công điện số 10  chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương tập trung triển khai công tác ứng phó với tình hình mưa, lũ và sạt lở đất.

Nước dâng lên tràn hồ sinh thái, ào vào các khu dân cư - Ảnh: Đức Hiếu/TTO

Các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai đã chủ động di dời 107 hộ dân (Bắc Kạn 71 hộ, Lào Cai 36 hộ) ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tại cuộc họp giao ban phòng chống mưa lũ do Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương tổ chức sáng nay, ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương  đề nghị chính quyền các cấp tại  địa phương không chủ quan  lơ là trước  nguy cơ  mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, đảm  an toàn tính mạng và tài sản người dân vùng  có lũ ống lũ quét và sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh:

Theo báo cáo của Vụ Quản lý công trình thủy lợi - Tổng cục Thủy lợi, tình hình các hồ chứa  cửa van đều đạt từ 45 – 60% dung tích thiết kế, riêng hồ Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) đạt 100% dung tích thiết kế. Các hồ chứa tràn tự do hầu hết đã đạt 50-75% dung tích thiết kế, một số hồ đã xấp xỉ mực nước dâng bình thường như: Bản Ban, Hồng Sạt (Điện Biên), Bản Chành, Nà Cáy (Lạng Sơn), Vân Trục(Vĩnh Phúc), Dộc Bấu, Chồng Chềnh, Ngạc Hai, Khe Hắng (Bắc Giang); Chiềng Khoi (Sơn La). Các hồ có cửa van đang xả  bao gồm: Đầm Hà Động đang xả 3/3 cửa với lưu lượng 35 mét khối/giây, Chúc Bài Sơn đang xả với lưu lượng 25 mét khối/giây. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn các hồ chứa khi có mưa lớn đang gặp khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Ông Đồng Văn Tự,  Phó vụ trưởng vụ công trình thủy lợi và an toàn đập, Tổng cục thủy lợi cho biết:

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu UBND các tỉnh, thành, các bộ ngành tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ phức tạp hiện nay. Trong ngày  hôm qua, Bộ trưởng - Trưởng ban Cao Đức Phát  đã trực tiếp đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều thành phố Hà Nội và chỉ đạo công tác triển khai ứng phó với mưa lũ. Thường trực Ban chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp giữa Văn phòng thường trực với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đơn vị tư vấn tính toán điều tiết liên hồ chứa để đề xuất phương án điều hành hồ chứa Sơn La, Hòa Bình.

Cột mốc bên đường đo được mức nước lên cao đến 600mm, trước đó, lúc đỉnh điểm nước dâng cao đến 700mm - Ảnh: Đức Hiếu/TTO

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang và Sơn La tình hình thiệt hại do mưa lũ có 3 người chết, 4 người bị thương, 2 nhà bị sập, trôi, 150 nhà bị thiệt hại, tốc mái, gần 100 ngôi nhà bị ngập, gần 2.500 hécta lúa bị ngập, 700 hécta hoa màu và gần 12.000 com gia súc, gia cầm bị chết, hơn 11.000 mét kênh mương  và 6 hồ chứa, đập, 64 công trình thủy lội bị sập, bọ cuốn trôi, hơn 120.500 mét khối đường giao thông bị thiệt hại.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ hôm nay đến ngày 4/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng. Tổng lượng mưa trong 2 ngày (hôm nay đến 3/8) ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ 50-100mm (riêng vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định 150-250mm). Tổng lượng mưa cả đợt ở khu vực Việt Bắc và Tây Bắc 150-250mm; có nơi trên 300mm. Từ ngày 2-04/8, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét.

Mực nước sông Thao (tại Yên Bái) lên trên mức báo động 1; sông Thương (tại Phủ Lạng Thương): báo động 2; sông Cầu (tại Đáp Cầu) và sông Lục Nam (tại Lục Nam): báo động 1; sông Giang (tại Bằng Giang): báo động 2. Dòng chảy lớn nhất đến hồ Sơn La đạt mức 8000 m3/s, dòng chảy lớn nhất đến hồ Hòa Bình đạt mức 5500 mét khối/ giây. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối; ngập lụt đô thị ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.