TPHCM cần đẩy nhanh thủ tục và tiến độ thi công các dự án chống sạt lở

(VOH) - Sự cố sạt lở làm 11 căn nhà tại phường 27 – quận Bình Thạnh bị sông Sài Gòn nuốt chửng là một hồi chuông cảnh báo khẩn cấp đối với các khu nhà ở thuộc nhiều địa bàn quận huyện giáp sông, kênh, rạch tại Tp.HCM.Day cũng là thách thức đầy khó khăn đối với cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ và di dời các hộ dân sống ở khu vực này.

11 căn nhà đã bị nuốt chửng.

Từ năm 2007, sở GTVT TP.HCM đã có văn bản đề nghị UBND quận Bình Thạnh lập dự án xây dựng kè bảo vệ các vị trí có nguy cơ sạt lở, trong đó có vị trí 1.4 (khu vực vừa bị sạt lở) thuộc phường 27 – quận Bình Thạnh. Mặc dù kế hoạch, chủ trương di dời các hộ dân tại đoạn 1.4 nhanh chóng được đề ra nhưng việc triển khai thực hiện thì theo tiến độ “rùa bò”. Lý giải cho vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Hợp – Phó Chủ tịch phường 27, quận Bình Thạnh, nói:

Việc phải làm theo thủ tục, từng giai đoạn khiến dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở tại vị trí 1.4 thuộc phường 27, quận Bình Thạnh, kéo dài hơn 2 năm nay vẫn còn dang dở, dẫn đến sự cố đáng tiếc vừa qua.

Tại Tp.HCM, từ nhiều năm nay, năm nào Sở GTVT TP.HCM cũng kiểm tra, khảo sát và có văn bản cảnh báo đến UBND các quận, huyện về tình hình và nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Nhưng đến nay, con số các đơn vị hoàn tất thủ tục, tiến hành di dời dân và xây dựng tuyến bờ kè bảo vệ tại các vị trí ven sông, kinh, rạch được cho là có nguy cơ sạt lở cao chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại phường An Phú, Quận 2, Sông Ông Tố, bờ tả khu vực thượng và hạ lưu cầu Giồng Ông Tố 1 – khu vực sạt lở nhưng vẫn tập trung rất đông dân cư, sống lâu đời và số hộ lấn rạch là không nhỏ. Nơi đây đã từng xảy ra tình trạng sạt lở, nhưng may mắn không thiệt hại về tài sản và người, chỉ nứt tường nhà của một hộ dân. Để cảnh báo, từ năm 2009, Sở GTVT và chính quyền phường An Phú đã có kiến nghị với lãnh đạo quận 2 co ke hoach xây dựng dự án bờ kè phòng chống sạt lở tại khu vực này, nhưng không biết vì lý do gì đến nay dự án vẫn chưa được tiến hành. Ông Nguyễn Đoàn Thế Hùng – Phó Chủ tịch phường An Phú – quận 2, cho biết:

Nhà Bè là huyện giáp sông có dòng chảy mạnh tương tự như bán đảo Thanh Đa. Vì thế, khả năng sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào và mạng sống con người luôn bị “hà bá rình rập.” Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh, người dân nơi đây chỉ cần kiếm được miếng ăn qua ngày là mừng rồi, việc nơi mình ở có bị sạt lở hay không thì từ từ hẳn tính. Bà Nguyễn Thị Sáu, chủ nhân của một trong những căn nhà nằm sông Vàm Kênh Đồng Điền, dưới cầu Hiệp Phước, thuộc ấp 1 xã Hiệp Phước – huyện Nhà Bè, nói:

Tại khu vực này, theo người dân nơi đây cho biết, chính quyền địa phương đã cho xây bờ kè dài hơn 300 mét, độ lài từ bờ xuống sông là 7m khoảng hơn 1 năm nay. Đáng buồn thay, con nước đã “ăn” gần hết bờ kè này và đang hăm dọa nhà dân. Anh Võ Văn Hậu – hàng xóm của bà Sáu than phiền:

Chính vì sự “vô tư” của người dân và “khó khăn trăm bề” của chính quyền địa phương mà mỗi khi có sự cố xảy ra, hầu như chúng ta đều “trở tay” không kịp, dẫn đến thiệt hại về tài sản và có khả năng gây ra thiệt hại về người là điều tất yếu.

Theo ông Trần Thế Kỷ - Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, qua khảo sát của Sở GTVT, năm nay toàn thành phố có đến 45 vị trí có nguy cơ sạt lở đất ven sông, kênh, rạch. cụ thể là Nhà Bè có đến 14 vị trí, Cần giờ 10 vị trí, , quận Bình Thạnh 9 vị trí, Thủ Đức 6 vị trí, Quận 2 là 5 vị trí, các vị trí còn lại chia cho quận 9 và huyện Bình Chánh. Như vậy là các vị trí có nguy cơ sạt lở năm 2010 tăng thêm 6 vị trí so với năm 2008. Mà nguyên nhân tăng là do tình hình diễn biến phức tạp của con nước và mưa lũ.

Câu hỏi được đặt ra: Giải pháp nào hữu hiệu nhất cho các điểm nóng có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa lũ năm nay, ông Trần Thế Kỷ cho biết:

Như vậy, đến nay các dự án xây dựng các bờ kè chống sạt lở ven sông kênh, rạch trên địa bàn TP vẫn còn nằm trên giấy. Thiết nghĩ chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, linh hoạt, thích ứng cho từng khu vực chứ không thể áp dụng theo dạng “trường hợp nào cũng giống như trường hợp nào”. Bên cạnh đó, dự báo và kiểm tra thường xuyên về tình hình, khả năng xảy ra sạt lở, rút kinh nghiệm và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập và phê duyệt các dự án, thủ tục di dời, bền bù, giải phóng mặt bằng tiến độ thi công đối với các khu vực ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao nhằm tránh nhiều điều đáng tiếc xảy ra trong tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp năm nay và những năm tiếp theo.

Minh Phước – Mai Hoa