TPHCM, tiến tới phát triển đô thị bền vững

Phần 1: Thiếu tính kết nối

(VOH) - Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, quy hoạch Hà Nội là chủ đề được thảo luận rất sôi nổi tại nghị trường và người dân cả nước cũng hết sức quan tâm đến bộ mặt tương lai của Hà Nội. Từ đây người dân TP cũng muốn nhìn lại xem TPHCM đã phát triển ra sao và trong tương lai đô thị TPHCM sẽ được quy hoạch như thế nào để tiến tới sự phát triển bền vững.

Quy hoạch đô thị luôn là vấn đề thời sự. Chính vậy nó cũng là chủ đề được quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á vừa diễn ra tại TPHCM không ít lần vấn đề phát triển đô thị được thảo luận một cách sôi nổi.

Không thể phủ nhận, trong thời gian qua, nhất trong thời gian gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định, vượt qua những thời điểm khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế phát triển cùng những biến đổi sâu sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều công trình lớn, đường phố, khu đô thị và các khu nhà ở mới đã được xây dựng. Tại khu vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp, kém chất lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối lượng xây lắp mỗi năm lên gấp nhiều lần những năm trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác quản lý kiến trúc đô thị cũng đã đạt được những bước tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến trúc đô thị mới cho TP.

Tuy nhiên, theo quan điểm chung của các nhà quy hoạch đô thị, một đô thị bền vững trong quá trình phát triển khi nó đạt được sự bền vững trong cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai.

Nếu theo các tiêu chí này thì TPHCM vẫn chưa đạt được. Bởi kẹt xe, ngập nước hay ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra đã nói lên phần nào những hạn chế của TP, hay nói rộng ra là của các đô thị lớn của Việt Nam. Kiến trúc sư Lê Văn Năm cho rằng:

Thực tế công tác quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn gặp nhiều khó khăn từ đặc thù hiện trạng phát triển của thành phố như: tốc độ phát triển đô thị quá nhanh cùng với sự phát triển dẫn đến sự cách biệt giữa các khu vực trong đô thị, giữa vùng phát triển và đang phát triển còn lớn.

Cơ cấu hạ tầng nối kết còn thiếu, không đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi của một đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc thù phân lô nhà liên kế hiện hữu trên khắp địa bàn thành phố, đặc biệt là khu nội thành cũ. Nhìn chung quá trình đô thị hóa chưa được kiểm soát một cách triệt để. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhìn nhận:

Theo các nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây, các công trình kiến trúc ít nhiều phá vỡ cảnh quan kiến trúc, do nhiều nguyên nhân như tình trạng xây chen, xây cơi không phép, trái phép để ở và kinh doanh, hóa giá nhà, mua bán, chuyển dịch sở hữu các phần diện tích khác nhau trong khuôn viên biệt thự gốc dẫn đến việc sử dụng, xây dựng lại không đồng bộ, xây dựng nhiều tầng với công năng khác. Do vậy kết hợp hài hòa kiến trúc đô thị đang là vấn đề không dễ giải quyết. Ông Nguyễn Trọng Hòa, giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nguyên giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc cho rằng:

Theo các nhà quy hoạch kiến trúc, trong quản lý kiến trúc hiện nay chưa có định hướng và chiến lược rõ ràng đối với mục tiêu phát triển bền vững, các nguyên tắc của kiến trúc bền vững chưa được triển khai đầy đủ trong thiết kế đô thị và các đồ án quy hoạch đô thị.

Thời gian gần đây, thành phố có những khu vực đặc biệt nhiều biến động về cấu trúc đô thị hoặc không gian kiến trúc, như khu trung tâm thành phố với sức hút đầu tư rất lớn và vấn đề giữ gìn bản sắc kiến trúc hiện hữu, các khu vực dọc các tuyến giao thông huyết mạch mới mở như Đại lộ Đông – Tây, các đường vành đai. Những bối cảnh này đặt ra yêu cầu cần có những cơ sở pháp lý đầy đủ và khoa học để vừa đảm bảo định hướng chung của thành phố vừa có tính cụ thể, đặc trưng phù hợp với từng khu vực, phục vụ công tác quản lý phát triển kiến trúc đô thị theo hướng bền vững. /.

Đình Sang