Trường Sa vươn mình, lớn lên cùng đất nước

(VOH) - Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển rộng khoảng 160.000 đến 180.000 km<sup>2</sup>. Diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km<sup>2</sup>.

Trường Sa lớn là một hòn đảo được mệnh danh “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”. Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim của nhiều loài chim sinh sống như hải âu, hải yến, vịt biển... So với mực nước biển khi triều thấp, mặt đảo cao từ 3,4 đến 5m.

Chào cờ trên đảo Trường Sa - Ảnh: Lưu Quang Phổ/TNO

Sau 38 năm giải phóng, từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền các địa phương đảo Trường Sa giờ đã phát triển rất nhiều, trở thành “pháo đài thép” kiên cường giữa biển Đông. Bên cạnh quân đội, trên đảo có dân sinh sống, các công trình dân sự, văn hóa tâm linh như: Trạm khí tượng thủy văn, nhà khách Thủ Đô, nhà tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài liệt sĩ, chùa, bệnh xá... Đến Trường Sa hôm nay, nhiều người đã từng đến, đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của quần đảo, đời sống vật chất và tinh thần của quân dân được cải thiện, nâng cao. Phương tiện sinh hoạt, giải trí của nhân dân như trong đất liền. Tủ lạnh, tủ đông, máy lạnh, truyền hình kỹ thuật số, sóng điện thoại của Viettel giúp quân dân trên các đảo như gần hơn với người thân và đất liền. Đảo còn là nơi thuận tiện cho ngư dân tránh gió.

Nhiều năm qua, ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam ra khơi đánh bắt cá, bất ngờ có giông bão, bệnh tật đã vào Trường Sa tạm lánh, cấp cứu, điều trị, tiếp nhận nước ngọt, lương thực, thực phẩm và rau xanh. Với vị trí thuận lợi, Trường Sa hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ cung cấp dịch vụ nghề cá, cảng biển. Sau khi nghe Trung tá Phạm Quang Hiến, Chỉ huy trưởng đảo, kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa báo cáo về sự phát triển của đảo, ông Dương Quan Hà - Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TPHCM nói:

Tại nhiều đảo, những vườn rau do chiến sĩ tăng gia sản xuất xanh mướt, đàn heo rừng mập mạp chạy đuổi nhau làm chúng tôi ngạc nhiên vì giữa nơi biển đảo, thời tiết thất thường, mầm xanh của rau sạch, sự sống của đàn gia súc, gia cầm vẫn sinh sôi, nảy nở. Tại các nhà giàn, cán bộ chiến sĩ cũng tận dụng từng khoảng không gian nhỏ để trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm cải thiện bữa ăn. Phương tiện kỹ thuật trang bị trên nhà giàn cũng rất hiện đại. Đứng trên nhà giàn cảm nhận sự chơi vơi, chông chênh, nhiều đại biểu đã bật khóc vì cảm phục sự chịu đựng kiên cường của người lính nơi đầu sóng, ngọn gió. Sau 20 năm trở lại Nhà giàn DK1-19, Thượng tá Nguyễn Thế Vĩnh - Chính ủy Tiểu đoàn DK bày tỏ niềm vui:

Ở quần đảo Trường Sa, ngoài quân dân sinh sống và công tác trên quần đảo, còn có những cán bộ, nhân viên các ngành y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn... Họ là những nét chấm phá cho bức tranh trên đảo thêm sinh động. Chị Bùi Thị Nhung, giáo viên tại thị trấn Trường Sa tâm sự:

Nhận xét về sự phát triển vượt bậc hôm nay của quần đảo Trường Sa, Chuẩn đô đốc - Chính ủy Vùng 4 Hải quân Phạm Thanh Hóa nói:

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều được xây kè kiên cố, đang ngày càng vững chãi, hùng dũng, đẹp lên. Những ngọn hải đăng tạo thành một hệ thống các cột mốc dẫn đường cho tàu bè qua lại. Trẻ em đang trưởng thành trong ước mơ mạnh giàu từ biển của các thế hệ cha anh. Hình ảnh làm cho mọi người đến với quần đảo Trường Sa luôn xúc động là lá cờ Tổ quốc tung bay trên những cộc mốc chủ quyền của các đảo, nhà giàn và bài thơ thần "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" của Lý Thường Kiệt được khắc trên bệ đá ở đảo Đá Tây và khắc trên bia đá đặt trước Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa Lớn. Lời hịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của cha ông vẫn đang vang vọng giữa trùng khơi sóng gió Trường Sa. Chiến sĩ ta luôn phấn đấu xây dựng đảo phát triển về mọi mặt, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngày đêm hăng say luyện tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu đến mức tinh nhuệ để chiến đấu và chiến thắng bất kỳ quân xâm lược nào, với ý thức và quyết tâm còn người còn đảo, một tấc biển tách rời, vạn tấc đất đớn đau. Thiếu tá Hoàng Văn Phước - Chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh:

Thiếu tá Lê Xuân Nam, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1-19 cũng cho biết thêm:

Với vị trí nằm giữa biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá. Đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước. Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng vận chuyển hàng hóa qua biển Đông sẽ tăng gấp 2-3 lần hiện nay. Khi đó, biển Đông nói chung, vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa nói riêng có vai trò to lớn trong thương mại quốc tế.