Vì Nông thôn mới tươi đẹp Bài 2: Xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững

(VOH) - Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đến nay, 6 xã thí điểm nông thôn mới TPHCM đã cơ bản hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Có thể thấy, những mô hình sản xuất nông nghiệp sáng tạo, hiệu quả ngày càng được nhân rộng tại các xã nông thôn mới.
Phát triển đàn bò sữa ở xã Tân Thông Hội, (Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) - xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.

Nếu như lâu nay mọi người vẫn hay nói đến Củ Chi với mô hình hoa lan, bò sữa… thì tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, một trong 20 xã nghèo của TP, mô hình nuôi cá thịt, cá kiểng trên 200ha đã làm thay đổi đời sống của không ít nông dân trong xã. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới đã phát sinh một số vướng mắc do đặc thù của từng địa bàn. Đơn cử xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ - một xã thuần nông, từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dân trí đều thua kém nhiều địa phương khác. Theo ông Đoàn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ để xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững trong thời gian tới cần phải:

 

Chất lượng quy hoạch làm tiền đề chi phối đến các tiêu chí còn lại, và cũng là cơ sở để định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, đặc biệt là vấn đề dạy nghề lao động nông thôn bền vững, an dân… nhằm nâng cao thu nhập thật sự căn cơ cho người dân, giúp xây dựng nông thôn mới thay đổi về chất. Bà Tô Từ Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho rằng:

 

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế sẽ đóng vai trò đầu tàu giúp xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững. Trong thời gian triển khai thực hiện chương trình, vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT TP cho biết:

 

Muốn tháo gỡ vấn đề này, TP cần phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương. Cần có những dự án do nhà nước đầu tư kết hợp với doanh nghiệp trong lĩnh vực thu gom, bảo quản chế biến sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định. Xoay quanh các giải pháp thu hút và đẩy mạnh nguồn lực xã hội, ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND TP lưu ý:

 

Về cơ bản và lâu dài, để nông thôn mới được xây dựng, phát triển bền vững thì phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát huy mạnh mẽ nội lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp… trở thành những nguồn lực chủ yếu nhất. Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, một yếu tố khác không kém phần quan trọng góp phần hoàn thành tốt các tiêu chí và chương trình nông thôn mới trong thời gian tới:

 

TP xác định mục tiêu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên 58 xã. Muốn hoàn thành mục tiêu đề ra, khoảng thời gian 3 năm tới TP phải tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp khẩn trương với khối lượng công việc rất lớn: từ công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, đào tạo việc làm… Bằng quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân, trong tương lai gần, TP có khả năng bứt phá và dẫn dắt quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững, tạo được sự cân đối nhất định, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.