Vì Thành phố sạch, xanh và giảm ngập nước (kỳ 2)

(VOH) - Sơ kết đợt 2 từ 1/5 đến 30/7 về phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiến tới ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Từ sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân TPHCM, phát huy tốt vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, cùng sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị trong quá trình phát động cũng như triển khai thực hiện phong trào thi đua, nhờ vậy kế hoạch thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra.

Kỳ 2 của tọa đàm với chủ đề: “Vì Thành phố sạch, xanh và giảm ngập nước”, với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Nguyễn Thị Bạch Mai – Thành ủy viên - Phó Trưởng Ban Dân Vận Thành ủy. Ông Nguyễn Thành Trung – Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành Phố. Bà Võ Thanh Huỳnh Anh - Phó Trưởng phòng chất thải rắn - Sở Tài nguyên và Môi Trường Thành phố. Ông Nguyễn Trần Bình – Phó Chủ tịch UBND Quận 11 và ông Hồ Phương – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

* VOH: Qua kết quả giám sát đợt thi đua 200 ngày vừa qua, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. Thưa bà Nguyễn Thị Bạch Mai, bà cho biết những mong muốn của thành ủy đối với hệ thống chính trị và người dân trong giai đoạn tiếp theo là gì?

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai: Trong hoạt động 200 ngày và đặc biệt trong đợt 3, sẽ được kết thúc vào ngày 23/9, thì mong rằng tất cả các điểm đen về rác sẽ được xóa và trở thành các khu vui chơi, tạo mảng xanh cho trẻ em cũng như là khu thể thao của thành phố.

* VOH: Quyết định số 2660 ngày 28/7/2020 về việc ban hành tiêu chí và qui trình công nhận là “phường xã thị trấn sạch xanh” và “phường xã thị trấn sạch xanh thân thiện với môi trường”. Trước đó Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 4700 vào ngày 31/10/2019, về ban hành tiêu chí và qui trình công nhận là “khu phố ấp sạch không xả rác ra đường và kênh rạch”, “phường xã thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch”, dựa trên cơ sở tham mưu của Sở Tài nguyên – Môi trường Thành phố. Thưa bà Võ Thanh Huỳnh Anh, hiện nay việc đánh giá thẩm định sự chuyển biến dựa trên hai chỉ tiêu trên là như thế nào?

Bà Võ Thanh Huỳnh Anh: Quyết định cụ thể hóa hơn nữa về các tiêu chí, tức là chúng ta nâng cấp hơn. Tức là trước đây chúng ta chỉ sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch, thì chúng ta nâng tầm lên là sạch, xanh và phải thân thiện với môi trường. Trong đợt 3 này, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban để ban hành Văn bản số 3223 để hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân quận huyện chúng ta tiếp tục đánh giá đợt 3 là chúng ta phải phấn đấu đạt 90% phường xã thị trấn sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch theo Quyết định 4700. Đồng thời, theo đánh giá 4700 đó thì chúng ta cũng sẽ phải đánh giá theo chỉ tiêu nữa là mỗi quận huyện chúng ta sẽ có ít nhất 1 phường xã thị trấn sạch, xanh và thân thiện với môi trường để đảm bảo tiến độ đợt 3 đưa ra.

* VOH: Xin được cảm ơn bà Võ Thanh Huỳnh Anh, xin hỏi ông Nguyễn Thành Trung. Thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cũng đã kí kết phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc cùng với các tổ chức chính trị xã hội thành phố và Ủy ban nhân dân 5 quận để chúng ta đẩy mạnh các hoạt động thực hiện các chỉ tiêu trong đợt thi đua 200 ngày này. Ông có chia sẻ gì xung quanh nội dung này?

Ông Nguyễn Thành Trung: Không những chỉ qua đợt thi đua 200 ngày này, mà Mặt trận tổ quốc cũng muốn thông qua đây có giải pháp trong thời gian tới sao cho trong công tác phối hợp các tổ chức thành viên trong các công tác tuyên truyền vận động các chủ trương, các phong trào lớn của thành phố được chặt chẽ được hiệu quả. Tính phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với chính quyền chặt chẽ hơn. Có hiểu mình hiểu nôm na là giữa công tác tuyên truyền, vận động, với các biện pháp về quản lí hành chính để làm sao nó có hiệu quả, nó đồng bộ và khắc phục tình trạng trước đây nhân dân hay phàn nàn là Mặt trận có hoạt động nó mang tính dàn trải không tập trung. Bây giờ, các tổ chức thành viên, ví dụ Đoàn thanh niên đại diện kí với Phú Nhuận hoặc Mặt trận kí với Bình Thạnh. Đây không đơn thuần là Mặt trận kí không hoặc Đoàn Thanh niên kí không. Mà kí xuống đó anh phải là đầu mối, anh phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể dưới đó để có sự phân công phối hợp cho đồng bộ. Tránh trường hợp có khi mình phát động chung chung đó rồi mạnh ai nấy làm. Chính vì vậy mục tiêu là phải có tập trung. Khi hoạt động phong trào đưa ra phải có tính hiệu quả và tính bền vững. Tránh tình trạng đôi khi chúng ta phát động thi đua xong, tuyên truyền vận động xong lại buông. Nó phải gánh với quá trình là tuyên truyền vận động, đeo bám và để duy trì mô hình hoạt động bền vững hiệu quả.

Ảnh minh họa: PN

* VOH: Vừa rồi ông Trung có nhắc đến Quận Bình Thạnh. Vậy thời gian qua, việc phối hợp thực hiện của Quận Bình Thạnh đã có những mô hình, những giải pháp, những cách làm hay nào? Xin mời ông Hồ Phương chia sẻ?

Ông Hồ Phương: Giữa Bình Thạnh và Mặt trận Tổ quốc Thành phố thì Chỉ thị 19 thì chúng tôi thống nhất đưa ra 5 chỉ tiêu để thực hiện. Phường xã sạch không xả rác ra kênh rạch thì tới thời điểm đợt 2 là 30.7, chúng tôi đạt 15 phường. Tiêu chí theo 2660 thì cái việc phải nâng tỷ lệ các hộ dân phải có cây xanh cây cảnh khoảng độ 30% trở lên thì đây là tiêu chí mà chúng tôi cũng đang rất quyết liệt. Nội dung thứ 3 liên quan đến Chỉ thị 19 có một số địa điểm, vị trí điểm đen nó tái lập lại, thậm chí là có một số điểm mới. Thế thì chúng tôi thiết lập 3 điểm thu gom rác, điểm tạm. Để làm sao gom tất cả các điểm mà nó không như mình mong muốn đem về điểm cụ thể, và chúng tôi giám sát 3 điểm này. Song song với việc hạn chế tối đa việc phát sinh điểm đen mới. Nội dung thứ tư xung quanh Chỉ thị 19 thì phát triển các mô hình ở cộng đồng dân cư, ở trong các cơ sở sản xuất, rồi các trụ sở, cơ quan, đơn vị, trường học, những mô hình đổi cũ lấy mới. Ví dụ lấy chai nhựa đổi sách giáo khoa. Thứ năm, ở một vài địa bàn, trong đường phố, khu dân cư đâu đó điểm rác vẫn còn. Và chúng tôi quyết liệt làm sao đó phải hạn chế tối đa, theo mô hình thì chúng tôi phân công thành 2 nhóm cơ bản. Mặt trận Tổ quốc quận với dịch vụ công ích làm gì, giám sát. Điểm nào mà phát hiện thì dịch vụ công ích nhảy ra giải quyết ngay, xử lí ngay, không cho tái phát. Nhóm thứ hai là phòng tài nguyên môi trường với các phường làm sao để tung lực lượng ra cùng với đội trận tự đô thị của quận chốt chặn những điểm tiềm ẩn phát sinh mới, để làm sao hạn chế tối đa những điểm đen về rác có thể tiềm ẩn.

* VOH: Xin được cám ơn ông Hồ Phương. Xin được hỏi Quận 11, thì Quận đã có giải pháp và cách làm hay nào?

Ông Nguyễn Trần Bình: Trong thời gian vừa qua, về phía Quận cũng đã phát động nhiều đợt ra quân, phát động người dân trên địa bàn nâng cao ý thức không xả rác ra đường và kênh rạch. Tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh môi trường và phát động việc trồng cây xanh, tạo mảng xanh trên địa bàn. Như ra quân tổng vệ sinh, bôi xóa quảng cáo rao vặt, chấn chỉnh trận tự lòng lề đường, sơn các nắp hố ga. Xanh hóa các mảng tường trống, tặng các vật dụng như thùng chứa rác, cây xanh rồi tập trung chuyển hóa các điểm thường xuyên tồn đọng rác. Vận động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch. Đến nay số lượng hộ dân thực hiện cam kết cũng đã đạt trên 95%. Cùng với đó công tác duy trì tổng vệ sinh môi trường dọn dẹp đường phố, để giữ gìn cho đường phố ngõ hẻm sạch đẹp cũng được thường xuyên tổ chức vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Phát huy vai trò các đội xung kích trên địa bàn 16 phường, cũng như các câu lạc bộ tham gia bảo vệ môi trường để xứ lí nhanh các điểm phát sinh về rác đóng, rác ủ trên địa bàn. Đặc biệt cũng quan tâm việc kiểm tra giám sát chất lượng các trạm trung chuyển rác. Cùng với đó, vận hành và khai thác hiệu quả các hình thức, các loại hình để tiếp nhận cũng như xử lí các phản ảnh của tổ chức và công dân, như qua các tin nhắn, hình ảnh, thư điện tử để phản ánh tình trạng xả rác trên địa bàn. Ủy ban cũng phân công, chỉ đạo quyết liệt các phòng ban chuyên môn, các phường để xử lí dứt điểm các ý kiến, các phản ánh này.

Xem thêm