Du học sinh trở về: Cần thực tế và chấp nhận

(VOH) - Mới đây câu chuyện về 2 thí sinh không qua được kỳ tuyển dụng viên chức ở Hà Nội khiến dư luận bất ngờ. Bởi một người là tiến sĩ Vật lý học tại Pháp và một là thạc sĩ tốt nghiệp ở Anh. Phải chăng dù được đào tạo ở nước ngoài với tấm bằng tiến sĩ cũng không giỏi hơn người học trong nước? Hay trình độ, kiến thức thức học được từ nơi xứ người không phù hợp với môi trường Việt Nam? Hay một kỳ thi được tổ chức không minh bạch nên “số phận” đã được an bài?... Thật khó để tìm ra một lý giải thỏa đáng. Câu chuyện này khiến người ta liên tưởng đến 13 thí sinh giành được vòng nguyệt quế trong các kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia, được đi du học nhưng chỉ có duy nhất một người trở về Việt Nam. Có người cho đó là tình trạng chảy máu chất xám. Nhưng cũng không ít ý kiến lại cho rằng, dù tài giỏi với những tấm bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng khi về Việt Nam cũng chưa chắc đã được trọng dụng, chưa chắc đã được trả công xứng đáng.
 
 13 thí sinh giành được vòng nguyệt quế trong các kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia, được đi du học nhưng chỉ có duy nhất một người trở về Việt Nam. (ảnh: VTV)

Câu hỏi: Ở hay về? là điều mà không ít du học sinh Việt Nam đã đặt ra cho mình ngay từ những ngày đầu bước chân sang xứ người. Không chỉ các bạn học sinh Việt Nam, mà với các du học sinh đến từ những quốc gia đang phát triển khác như Philippines, Indonesia…cũng tự đặt ra cho mình. Bởi sức cám dỗ được sống và làm việc tại một quốc gia với môi trường kinh tế xã hội phát triển năng động về mọi mặt là quá lớn. Không ít gia đình khi quyết định đầu tư một lượng lớn tiền của cho con du học, cũng kèm theo hy vọng kiếm cho con một suất định cư. Chị Bích Trâm - du học sinh trở về từ Singapore, có em trai đang du học tại Mỹ thẳng thắng nói :

Quả thật, dù tốt nghiệp với bằng cấp của các trường ĐH danh tiếng ở nước ngoài cũng không đồng nghĩa với việc các du học sinh sẽ được trải thảm đỏ khi về Việt Nam làm việc. Môi trường đầy cạnh tranh, thách thức khi nguồn nhân lực còn chưa đồng điều, thừa thầy thiếu thợ khiến các bạn du học sinh phải chấp nhận bắt đầu từ những công việc bình thường nhất tại các công sở, doanh nghiệp. Họ không thể ngay lập tức đòi hỏi một mức lương ngang bằng như ở nước ngoài trong khi mức sống, điều kiện kinh tế ở Việt Nam là hoàn toàn khác hẳn. Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Giám đốc chương trình tiếng Anh & Doanh nghiệp của Viện Đào tạo quốc tế ĐHQG-TPHCM là người từng sở hữu 3 bằng thạc sĩ ở tuổi 25 chia sẻ về những ngày đầu đầy khó khăn khi trở về VN :

Theo thống kê hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, và có tới 60%-70% du học sinh Việt Nam tiếp tục ở nước ngoài sau khi học xong để học tiếp hoặc tìm được những cơ hội làm việc ở nước sở tại. Con số khiến nhiều người lo ngại về việc mất đi một nguồn chất xám lớn. Tuy nhiên, rõ ràng với điều kiện làm việc, nghiên cứu khoa học còn hạn chế như ở Việt Nam, việc các lưu học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao ở nước ngoài để có các công trình lớn, sau đó sẽ về Việt Nam cũng là một hình thức cống hiến cho đất nước. Với những sinh viên thuộc nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật hay khoa học cơ bản ở Việt Nam không chỉ không có cơ hội ứng dụng kiến thức thực tế chứ chưa nói đến việc học tập, nghiên cứu chuyên sâu. Nếu chỉ ở Việt Nam, những nhân tài như giáo sư Ngô Bảo Châu, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn…chắc chắn sẽ khó chạm tới thành tượu như hiện nay. Đó mới là lý do chính mà nhiều du học sinh chọn tiếp tục ở nước ngoài chứ không chỉ vì lý do tiền bạc.

Ở một khía cạnh khác, theo thống kê của Tổ chức du học sinh Việt Nam tại Mỹ thì lượng du học sinh tại Mỹ trở về Việt Nam làm việc đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo Bà Tôn Nữ Thị Ninh nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam thì những năm qua các du học sinh Việt Nam đang có xu hướng trở về nhiều hơn. Bởi kinh tế các quốc gia khác đang gặp nhiều khó khăn, họ sẽ ưu tiên cho người bản xứ nhiều hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cho các bạn phát triển. Hơn nữa, có người sau nhiều năm ở nước ngoài, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thì lại mong muốn trở về. Ngoài ra, nếu sức ép cạnh tranh giữa những người Việt Nam với nhau đã căng thẳng, thì sự cạnh tranh giữa người bản xứ với du học sinh còn nhiều hơn. Anh Nguyễn Hoàng Minh, Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Mỹ, du học từ những năm cuối cấp 2 chia sẻ :

Như đã nói ở trên, dù là bằng cấp cao ở nước ngoài, nhưng để thành công ở VN, các du học sinh không thể ngay từ đầu ngồi ở vị trí quản lý cấp cao, mức lương mơ ước. Nhiều người phải phấn đấu đi lên, từ những vị trí ngang bằng với các bạn học tại Việt Nam. Nhưng chính từ sự chấp nhận đó, nhiều người đã đạt tới thành công. Chị Ngọc Trang - Giám Đốc Công ty Nam Sam - chủ nhân thương hiệu thời trang Jen chia sẻ sự liều lĩnh của mình khi chuyển hướng kinh doanh thời trang, dù đã tốt nghiệp thạc sĩ Tài Chính - Ngân hàng tại Australia.

Nhiều người cho rằng các du học sinh hơn hẳn các bạn học trong nước về kiến thức, chuyên môn. Điều này chưa hẳn đã đúng tuyệt đối, vì ở Việt Nam vẫn có những cá nhân xuất sắc, được đánh giá cao hơn hẳn về kinh nghiệm, chuyên môn. Nhưng điều mà các bạn du học sinh thật sự nổi trội là phong cách làm việc, tác phong, sự tự tin và bản lĩnh. Nếu biết chấp nhận và hòa nhập thực tế, các bạn vẫn có thể thành công ở Việt Nam. Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Giám đốc chương trình tiếng Anh & Doanh nghiệp của Viện Đào tạo quốc tế ĐHQG-TPHCM, đơn vị tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều doanh nghiệp chia sẻ.

Sau sự kiện 13 thí sinh giành được vòng nguyệt quế trong các kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia, được đi du học nhưng chỉ có duy nhất một người trở về Việt Nam. Câu chuyện làm không ít người trăn trở về vấn nạn “chảy máu” chất xám. Nhưng làn sóng đó đã và đang đổi chiều bởi những con người, sau thời gian trau dồi và rèn luyện ở xứ người đã trở về, mang theo một dòng chất xám mới, mạnh mẽ hơn, giá trị hơn các chuyên gia gần đây gọi là “tuần hoàn chất xám”. Giáo sư vật lý Trần Thanh Vân, Giáo sư toán Ngô Bảo Châu…là những ví dụ điển hình nhất. Thế nhưng để phát huy nhiều hơn nữa lợi thế này, cũng rất cần những chính sách thu hút nhân tài, trao cho họ thêm cơ hội để phát huy khả năng bản thân, làm giàu cho đất nước.