Hướng dẫn cách sử dụng hàm Match đơn giản nhất

Trong thư viện đồ sộ hàm chức năng của excel, hàm Match là một trong những hàm ưu việt nhưng lại ít được chú ý nhất. Vậy bạn đã biết về những tiện ích của nó? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trong excel, các hàm chức năng là những tiện ích vô cùng quan trọng mà bạn cần biết. Hàm Match là một trong những hàm mà bạn không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết về cách sử dụng hàm này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng và đưa ra ví dụ cụ thể để bạn hiểu được về hàm Match.

Hàm Match trong excel

Hàm Match là hàm khá phổ biến trong excel. Đây là công cụ tìm kiếm một giá trị xác định trước trong một phạm vi ô, rồi trả về đúng vị trí tương đối của giá trị trong phạm vi đó. Để hiểu rõ hơn về hàm này, mời bạn xem ví dụ sau đây: 

Giả sử bạn cần tìm vị trí của số 25 trong một phạm vi ô gồm các số 1, 5, 10, 25, 30. Bằng cách sử dụng hàm Match sẽ cho ra kết quả là vị trí của số 25 trong bảng số liệu. Cụ thể ở đây sẽ ra kết quả là 4. Vì số 25 ở vị trí thứ 4 trong bảng số liệu.

voh.com.vn-ham-match-1Ví dụ về hàm Match

Như vậy, công cụ này có thể giúp bạn tìm nhanh được giá trị cần thay vì phải tìm kiếm theo cách thủ công. Lợi ích khi sử dụng hàm này thể hiện rõ nhất đối với những bảng nhiều số liệu. Giữa hàng trăm con số, làm sao bạn có thể biết được chính xác vị trí con số mà bạn cần tìm? Thay vì dò tìm bằng mắt, áp dụng hàm Match, bạn chỉ cần 1 giây để có kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Đây chính là lợi ích mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Cách sử dụng hàm Match

Việc sử dụng tiện ích này cũng khá đơn giản với cú pháp sau: 

=MATCH(<_gic3a1_ _tre1bb8b_="" _ce1baa7_n="" _tc3ac_m="" _ve1bb8b_="" _trc3ad_="">, <_vc3b9_ng _che1bba9_a="" _gic3a1_="" _tre1bb8b_="" _nc3a0_y="">, [kiểu khớp]

Trong đó:

  • Giá trị cần tìm vị trí: là tham số bắt buộc. Nó là giá trị trong bảng số liệu mà bạn muốn tìm được vị trí của nó trong mảng đó. Nó có thể là dữ liệu số, logic hoặc 1 tham chiếu đến 1 địa chỉ ô. 
  • Vùng chứa giá trị: là một tham số bắt buộc. Nó là phạm vi ô cần được tìm kiếm.
  • Kiểu khớp: là tham số tùy chọn, không bắt buộc. Tức là bạn có thể điền các tham số -1, 0, 1 hoặc bỏ trống. Với mỗi tham số sẽ có ý nghĩa riêng: Nếu bạn điền số 1 hoặc bỏ trống, hàm sẽ tìm giá trị lớn nhất trong vùng tìm kiếm, nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đang được tìm kiếm. Nếu bạn điền số 0, hàm Match sẽ tìm giá trị cần tìm trong vùng và trả lại vị trí đầu tiên mà nó thấy. Còn nếu bạn điền số -1 thì hàm sẽ tìm giá trị nhỏ nhất trong vùng tìm kiếm nhưng lớn hơn hoặc bằng giá trị được tìm kiếm.

Ví dụ: ta có một bảng số liệu như hình trên. Nếu bạn muốn tìm SGK07, bạn chỉ cần dùng hàm Match: =Match(SGK07, A2:A11, 0). Như vậy là sẽ cho ra kết quả là 7. Rất đơn giản phải không nào.

voh.com.vn-ham-match-2Ví dụ về sử dụng hàm Match

Một số ví dụ hàm Match

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng hàm Match. Ta có thể vận dụng và kết hợp với các hàm khác để có những tiện ích hữu hiệu hơn.

Kết hợp Vlookup và Match là thủ thuật ưu việt

Một vấn đề hay gặp của Vlookup là lỗi khi bảng tra cứu thay đổi cấu trúc. Để khắc phục lỗi này thì việc kết hợp với hàm Match và Vlookup là cần thiết. Ta có 1 ví dụ như sau:

voh.com.vn-ham-match-3Ví dụ về hàm Vlookup

Và nếu chúng ta xóa cột đơn giá đi thì sẽ gặp lỗi như hình sau:

voh.com.vn-ham-match-4Lỗi khi bảng tra cứu thay đổi cấu trúc

Để hạn chế lỗi này thì ta sẽ kết hợp hai hàm bằng cách:

=Vlookup(G1,$B$2:$D$11,MATCH($F$2,$B$1:$D$1,0),FALSE)

voh.com.vn-ham-match-5Kết quả khi kết hợp hai hàm

Sau đó, dù ta có xóa cột đơn giá đi thì kết quả hàm Vlookup sẽ không còn bị lỗi nữa. Excel sẽ sửa luôn công thức cho chúng ta. Thật đơn giản phải không nào.

Bên cạnh đó hàm Match còn được dùng để tìm sự khác biệt giữa 2 cột. Việc so sánh để biết thành phần nào ở cột 1 có trong cột 2 và ngược lại nhiều khi rất quan trọng. Với Match thì vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng với công thức: 

=IF(ISNA(MATCH(<_gic3a1_ _tre1bb8b_="" _c491_e1baa7_u="" _tic3aa_n="" trong="" _ce1bb99_t="" 1="">, <_ce1bb99_t 2="">,0)), “không có trong cột 1”,””)

voh.com.vn-ham-match-6Ví dụ cho hàm Match

Kết hợp hàm Match với các ký tự đại diện

Ngoài ra, hàm Match cũng có thể kết hợp với các ký tự đại diện như các hàm khác. Bạn có thể kết hợp với các kí tự như dấu “*” hoặc dấu “?” nhé. Trong đó,  dấu “?” thay thế cho một ký tự; dấu “*” thay thế cho một chuỗi các ký tự. 

Công thức Match kết hợp với các ký tự đại diện này sẽ được dùng trong trường hợp bạn muốn tìm vị trí của một vài ký tự hoặc một phần của chuỗi văn bản. Để làm rõ hơn về sự kết hợp này, ta có ví dụ sau: 

Ví dụ: Bạn không biết cụ thể tên người cần tìm trong bảng số liệu. Bạn chỉ biết tên đó bắt đầu bằng Car thì để tìm vị trí tương đối của người bắt đầu bằng Car, bạn tìm như sau:

voh.com.vn-ham-match-7Ví dụ về kết hợp sử dụng với ký tự đại điện “*”

Theo đó, ví dụ này sẽ cho ra kết quả là 2.

Cách vận dụng hàm Match trong Excel thật đơn giản và thuận tiện phải không bạn. Để tính toán nhanh chóng hơn trên Excel, những thủ thuật mà chúng tôi hướng dẫn trên đây bạn hãy nắm kĩ nhé. Chúc các bạn áp dụng thành công!

Nguồn ảnh: Internet

Hướng dẫn cách chia cột trong word và xử lý các trường hợp đặc biệt : Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chia cột trong word và những trường hợp hay gặp phải khi chia cột trong word.
Sử dụng hàm nối chuỗi trong Excel : Một trong những hàm văn bản thông dụng nhất của Excel là CONCATENATE. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về công thức, cú pháp cũng như công dụng của hàm này.