Malware là gì? Phòng chống malware bằng cách nào?

Tìm hiểu về malware và biết cách phòng chống malware là một điều quan trọng trong việc sử dụng máy tính.

Khái niệm phần mềm độc hại được bắt nguồn từ ngành công nghiệp công nghệ vào đầu những năm 1980. Đến năm 1990, thuật ngữ “Malware” lần đầu tiên được sử dụng và trở nên phổ biến hơn sau khi internet xuất hiện. Cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu đúng cũng như biết cách nhận biết và phòng chống malware một cách hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Malware là gì?

Malware là phần mềm độc hại hay còn gọi là phần mềm ác ý, ác tính. Những phần mềm này do tin tặc tạo ra mã độc trong hệ thống máy tính với chức năng ăn cắp, mã hóa hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm, có thể làm thay đổi hoặc chiếm đoạt các chức năng tính toán lõi và giám sát hoạt động máy tính của người dùng mà không được sự cho phép của họ thông qua những malware này.

voh.com.vn-malware-la-gi-1

Malware là một phần mềm độc hại cho hệ thống máy tính (Nguồn: Internet)

Cơ chế hoạt động của malware

  1. Cơ chế hoạt động

“Phần mềm độc hại thường có thể lây lan qua internet thông qua các lần tải xuống theo ổ đĩa, tự động tải xuống các chương trình độc hại cho hệ thống của người dùng mà không cần sự chấp thuận của họ. Ví dụ, chúng được bắt đầu khi người dùng truy cập một trang web độc hại. Tấn công lừa đảo là một loại phân phối phần mềm độc hại phổ biến khác; email được cải trang thành thư hợp pháp chứa liên kết độc hại hoặc tệp đính kèm có thể phân phối phần mềm độc hại có thể thực thi cho người dùng không nghi ngờ. Các cuộc tấn công phần mềm độc hại tinh vi thường sử dụng máy chủ điều khiển và lệnh cho phép các nhân tố đe dọa giao tiếp với các hệ thống bị nhiễm, giải mã dữ liệu nhạy cảm và thậm chí điều khiển từ xa thiết bị hoặc máy chủ bị xâm nhập.

Các dòng phần mềm độc hại mới nổi thường bao gồm các kỹ thuật lẩn tránh và lừa đảo mới được thiết kế để không chỉ đánh lừa người dùng, mà còn là quản trị viên bảo mật và các sản phẩm antimalware. Một số kỹ thuật trốn tránh này dựa vào các chiến thuật đơn giản, chẳng hạn như sử dụng proxy trên web để ẩn lưu lượng truy cập độc hại hoặc địa chỉ IP nguồn.

Các mối đe dọa phức tạp hơn bao gồm phần mềm độc hại đa hình, có thể liên tục thay đổi mã cơ bản của nó để tránh bị phát hiện từ các công cụ phát hiện dựa trên signature; kỹ thuật chống sandbox, cho phép phần mềm độc hại phát hiện khi nó được phân tích và thực hiện cho đến khi nó rời khỏi sandbox; và phần mềm độc hại vô danh, chỉ nằm trong RAM của hệ thống để tránh bị phát hiện.” (Theo TechTarget).

  1. Dấu hiệu phát hiện máy tính đã bị nhiễm malware
  • Cửa sổ popup quảng cáo xuất hiện mọi lúc mọi nơi
  • Trình duyệt liên tục chuyển hướng
  • Ứng dụng diệt virus giả mạo gửi cảnh báo
  • Các bài đăng giả mạo trên facebook
  • Nhận được thông báo thanh toán tiền chuộc một cách vô lý
  • Các công cụ hệ thống bị vô hiệu hóa

Các loại malware phổ biến

Có nhiều loại phần mềm độc hại khác nhau chứa các đặc điểm và đặc tính riêng:

  • Vi-rút là loại phần mềm độc hại phổ biến nhất và được xác định là một chương trình độc hại có thể tự thực thi và lây lan bằng cách lây nhiễm các chương trình hoặc tệp khác.
  • Worm là một loại phần mềm độc hại có thể tự tái tạo mà không cần chương trình chủ; sâu thường lây lan mà không có bất kỳ sự tương tác của con người hoặc chỉ thị từ các tác giả phần mềm độc hại.
  • Trojan là một chương trình độc hại được thiết kế như một chương trình hợp pháp; được kích hoạt sau khi cài đặt, Trojans có thể thực thi các chức năng độc hại của chúng.
  • Spyware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để thu thập thông tin và dữ liệu về người dùng và quan sát hoạt động của họ mà họ không hề biết.

Các loại phần mềm độc hại khác bao gồm các chức năng hoặc tính năng được thiết kế cho một mục đích cụ thể.

  • Virus: loại malware này ngày càng phổ biến và chiếm đến 10% những phần mềm độc hại cho máy tính.
  • Worm: là một loại malware có khả năng tự lây lan, sao chép cả khi người dùng không thực hiện hành động nào.
  • Trojan: là những chương trình "giả" hợp pháp và chứa những hướng dẫn độc hại.
  • Ransomware: một hình thức đòi tiền chuộc để trả mọi tài liệu trở lại như cũ. Nếu không có tiền chuộc, toàn bộ tài liệu bị đánh cắp có thể bị phá hủy hoàn toàn.
  • Adware: mã độc đưa người dùng đến những quảng cáo độc hại.
  • Spyware: phần mềm gián điệp theo dõi hệ thống và người dùng.
  • Fileless malware: di chuyển và lây nhiễm những phần mềm bằng một phần mềm độc hại khác.
  • The hybrid attack: là sự kết hợp của nhiều phần mềm độc hại khác nhau.

voh.com.vn-malware-la-gi-2

Malware có rất nhiều loại (Nguồn: Internet)

Mối nguy hiểm của malware đối với máy tính

Malware mang đến nhiều mối nguy hại cho máy tính, tùy theo hình thức của nó. Những hình thức gây hại máy tính phổ biến của malware:

  • Virus: Xâm nhập các tệp chương trình và tệp cá nhân, sửa đổi các host file.
  • Spyware – Phần mềm gián điệp: Thu thập về thông tin cá nhân của người dùng. Tin tặc sẽ truy cập vào dữ liệu cá nhân (bao gồm thông tin đăng nhập) và tài sản trí tuệ.
  • Worm: tự lan truyền, tự sao chép trong quá trình và phá hủy các hệ thống, thiết bị, mạng và cơ sở hạ tầng được kết nối.
  •  Trojan Horse: chứa các hướng dẫn độc hại. Trojan chủ yếu đến qua email hoặc lây lan từ các trang web bị nhiễm mà người dùng truy cập.
  • Adware: Đưa người dùng đến những quảng cáo độc hại và lây nhiễm mã độc vào thiết bị.
  • Fileless malware: di chuyển và lây nhiễm dữ liệu trong bộ nhớ. Những dữ liệu này sau đó có thể bị mã hóa hoàn toàn và không thể sử dụng được nữa.

Cách phòng tránh malware an toàn

Để phòng tránh malware hiệu quả, đầu tiên, nên thay đổi cách sử dụng máy tính quen thuộc và cảnh giác đối với những link, form lạ. Tốt nhất không nên kích vào nếu bạn không biết về nó.

  • Tránh tự ý cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc hay được tải về từ những trang web lại.
  • Thường xuyên kích hoạt chế độ tường lửa trong windows để nhận các bản vá lỗi từ Microsoft.
  • Nên cài đặt phần mềm diệt virus chuyên dụng cho máy tính để đảm bảo an toàn.
  • Thường xuyên quét máy tính để phát hiện các phần mềm độc hại sau khi cài đặt phần mềm xong.
  • Nên thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus để có thể phát hiện những loại malware mới nhất để đảm bảo an toàn cho máy tính.
  • Hạn chế cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc.

voh.com.vn-malware-la-gi-3

Phòng chống malware để bảo vệ máy tính (Nguồn: Internet)

Thời đại công nghệ 4.0 mang đến nhiều tiện ích thì cũng gây ra không ít những rắc rối. Malware chính là tình trạng rắc rối mà phạm phải đối mặt. Hãy học cách sử dụng máy tính an toàn và lành mạnh để tránh bị phần mềm độc hại xâm nhập. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.

Top 11 phần mềm diệt virus MIỄN PHÍ tốt nhất cho điện thoại và cho máy tính 2019: Top 11 phần mềm diệt virus MIỄN PHÍ tốt nhất cho điện thoại và cho máy tính 2019
Hướng dẫn mã hóa dữ liệu dễ dàng, hiệu quả với Bitlocker: Bitlocker là công cụ mã hóa dữ liệu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết hết cách sử dụng công cụ này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về cách sử dụng Bitlocker