Từ học phí nghĩ về xã hội hóa giáo dục ở ngoại thành

(VOH) - Do điều kiện xa xôi, kinh tế kém phát triển, nên phần lớn, các hộ dân ở ngoại thành TPHCM có mức thu nhập thấp và ít ổn định so với các quận nội thành. Khoảng cách chênh lệch đó lại càng rộng hơn lên cùng với sự hoành hành của lạm phát. Lo cho sinh kế của gia đình đã khá chật vật, nên việc đầu tư cho con em đến lớp cũng hạn hẹp phần nào.

Quan tâm đến việc học, với phần lớn hộ gia đình ở vùng ngoại thành, chỉ dừng lại ở việc cho con được đến lớp. Đôi khi, việc mua sắm trang bị sách vở áo quần cho con đi học vẫn chưa được đủ đầy, nên việc học hầu như chỉ trông cậy vào những hỗ trợ của nhà trường, của chính sách. Trao đổi về mức độ, khả năng đầu tư cho con em của phụ huynh ngoại thành, ông Phan Văn Kèo - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hóc Môn cho biết :


 Hiểu được hoàn cảnh của học sinh, cùng với quyết tâm thực hiện đúng chủ trương của thành phố, các trường ngoại thành luôn cân nhắc về các khoản phí đóng góp của phụ huynh học sinh. Vì thế, ngay từ trước khi năm học mới bắt đầu, các trường đã tiến hành kiểm tra hiện trạng trường lớp. Phòng ốc, bàn ghế, cơ sở vật chất cơ bản, cái gì cần xây mới, cái gì cần hoàn thiện… đều được lên danh sách và thực hiện trước. Bên cạnh đó, các khoản phí mà mỗi học sinh cần đóng cũng được các trường liệt kê một cách cụ thể, rõ ràng và gửi đến từng phụ huynh. Nhìn chung, tổng mức đóng góp trung bình của các trường trên dưới 500.000 đồng mỗi học sinh cho một năm học, trong đó bao gồm phần lớn là các khoản thu hộ như: tiền BHYT, giấy thi, phù hiệu... Đối với những trường có tổ chức bán trú, hàng tháng phụ huynh phải đóng thêm khoản tiền ăn từ 300- 400 ngàn đồng. Mức phí trên đối với phần lớn người dân có thể không đáng là bao nhưng với một bộ phận phụ huynh ở ngoại thành vẫn khó có khả năng đáp ứng. Nói về hoàn cảnh của phần lớn gia đình tại địa phương, chị Nguyễn Thị nở , có 2 con đang học tại trường tiểu học Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, cho biết:



Giáo viên trường tiểu học Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP.HCM hướng dẫn tập viết chữ cho các em học sinh - (Ảnh: Tuoitre)

Với trên 60% số học sinh toàn trường thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, hàng năm, trường tiểu học Tam Thôn Hiệp vẫn thường xuyên không thu đủ được những khoản chi hộ như bảng tên, phiếu liên lạc, giấy thi...từ học sinh. Chỉ 20 ngàn đồng cho mỗi em trong cả 9 tháng học, nhưng với số lượng lớn học sinh, số tiền trường phải chi bù lên đến bốn, năm triệu đồng. Chiếc bánh ngân sách lại có thêm nhiều phần để san xẻ. Nhưng dù sao đi nữa, với các thầy cô việc tạo điều kiện để các em đến với con chữ, với tri thức, luôn là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà các giáo viên hướng đến. Thông cảm với hoàn cảnh gia đình của phần lớn các học sinh trong địa bàn, ông Nguyễn Văn Toàn hiệu trưởng trường Tiểu Học Tam Thôn Hiệp đưa ra các biện pháp để thu hút các em đến lớp:


 Bên cạnh những chính sách hỗ trợ dành cho học sinh nghèo như: miễn giảm tiền cơ sở vật chất, hỗ trợ 70.000 đồng tháng/học sinh, tặng thẻ bảo hiểm y tế,… để chăm lo tốt hơn cho các em, nhà trường còn thực hiện vận động sự quan tâm đầu tư, cho giáo dục từ các nguồn xã hội. Các cơ quan đoàn thể như UBND xã Tam Thôn Hiệp, MTTQ huyện Cần Giờ, Công ty Xổ Số Kiến Thiết thành phố… đã trở thành các mạnh thường quân hỗ trợ tập sách, bảo hiểm y tế… cho các em học sinh trong trường.


Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giáo dục, việc chăm lo, đầu tư từ phía phụ huynh học sinh cũng là một trong số những nhân tố rất cần thiết. Bằng sự yêu thương quan tâm của mình đối với việc học của con cái, một số phụ huynh có điều kiện, sẵn sàng tự nguyện hỗ trợ trang bị cho lớp, cho trường cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập tốt hơn. Vấn đề, là làm sao giữ đúng ý nghĩa tự nguyện, không tạo ra sự mặc cảm, hay những tác động tiêu cực cho các hoạt động này. Chia sẻ về quan điểm của trường trước những đóng góp của phụ huynh, bà Trần Thị Phụng, hiệu trưởng trường tiểu học Thới Tam, thị trấn Hóc Môn cho biết:



 Vật giá leo thang, tác động của nó len lỏi đến từng hộ gia đình, từng ngóc ngách của cuộc sống, trong đó có cả giáo dục. Đối mặt với những khó khăn này, các trường học ở ngoại thành vẫn phấn đấu tạo mọi điều kiện để các em được đến lớp. Nhưng để nâng cao chất lượng, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa nội ngoại thành, thì việc xã hội hóa giáo dục là một việc làm cần thiết. Quan trọng là tiến hành như thế nào, vận động ra sao để các khoản đóng góp thực sự là tự nguyện và hợp lòng người .