Xã hội hóa giáo dục ĐH công lập: cần tăng chi phí giáo dục

(VOH) - Tăng chi phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH công lập…..là những vấn đề được các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra tại buổi tọa đàm “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục” do Vụ Xã Hội (Văn Phòng Trung ương Đảng) và ĐH Mở TPHCM tổ chức sáng nay 18/03.

Theo TS Phạm Thị Ly, ĐHQG TPHCM, cần đổi mới cơ chế thu học phí nhưng không phải theo lối cào bằng mà phải gắn với chính sách học bổng, hỗ trợ, cho vay tín dụng. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng tình với ý kiến, nên chấp nhận đa dạng hóa nguồn cung của giáo dục: mức thu học phí khác nhau tương ứng với chất lượng đào tạo khác nhau. Theo ông Nguyễn Đông Phong, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế, xã hội hóa giáo dục còn phải đi liền với việc nâng cao tính tự chủ của các trường:

 GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT gợi ý, “tại sao Nhà nước không đầu tư vào trường tư để các trường có điều kiện phát triển toàn diện”. Mặt khác, nên khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng khoa, phòng thí nghiệm trong trường ĐH công lập. Ông Nguyễn Trọng Hoài, ĐH Kinh tế cũng đưa ra giải pháp nâng học phí dựa vào thu nhập trung bình có khả năng thanh toán của người dân…để người học nhận được chất lượng dịch vụ tương ứng. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nhà trường về vốn, cơ sở hạ tầng cùng với cơ chế thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực tham gia hoạt động xã hội hóa giáo dục.