Cách làm trắng răng và những sai lầm cần tránh

(VOH) - Có nhiều cách làm trắng răng nhưng không phải cách nào cũng an toàn, mang lại lợi ích mong muốn.

Sở hữu một nụ cười tươi tắn, rạng rỡ và trắng sáng là ước muốn của nhiều người. Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân mà theo thời gian, răng của chúng ta bị xỉn màu và ố vàng buộc phải tìm đến những cách làm trắng răng. Không khó để lựa chọn một cách làm trắng răng có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà, nhưng liệu cách làm đó có gây tổn hại hay bào mòn men răng của bạn hay không?

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-voh

Có nhiều cách làm trắng răng nhưng bạn đã biết cách làm nào an toàn và hiệu quả chưa? (Nguồn Internet)

Nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu

Trước khi thực hiện các cách làm trắng răng hiệu quả, bạn cần hiểu được nguyên nhân nào khiến răng không còn màu trắng sáng như trước nữa. Tình trạng xấu của răng có thể xuất phát từ:

  • Những thói quen xấu: Răng sẽ không còn giữ được vẻ trắng sáng nếu như bạn là người: thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách và không đủ, ăn uống không khoa học (ăn uống nhiều thức ăn chứa axit, cafein, uống rượu), thói quen hút thuốc lá, dùng răng cắn những vật cứng gây tổn thương răng…
  • Nguyên nhân khách quan: Phần lớn đây là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể. Điển hình như càng lớn tuổi thì răng chúng ta sẽ càng dễ bị ngả màu, xỉn vàng do lão hóa. Thêm nữa, răng bị xỉn màu còn do các bệnh lý trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống rối loạn thần kinh, trị cao huyết áp… dẫn đến tác dụng phụ làm răng đổi màu. Ngoài ra, răng bị ố vàng cũng có thể do di truyền.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-1-voh

Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao răng xỉn màu trước khi thực hiện các cách làm trắng răng (Nguồn Internet)

Sai lầm thường gặp trong các cách làm trắng răng

Làm một thao tác tìm kiếm nhỏ trên mạng, bạn dễ dàng tìm được hàng chục cách làm trắng răng từ dễ đến khó, từ tốn ít tiền đến tốn nhiều tiền khác nhau… Nhưng một điều bạn cần lưu ý đó là một số cách làm trắng răng sẽ đổi lại là làm tổn thương nhiều hơn lên răng của bạn. Hãy xem bạn có mắc những sai lầm khi làm trắng răng hay không.

  1. Nước chanh có thể làm mòn răng

Nhiều cách làm trắng răng tại nhà đều có nguyên liệu là chanh. Ví dụ như chanh + baking soda, chanh + muối hoặc đơn giản là chà vỏ chanh, dùng nước chanh đánh răng… Bạn có thể thấy tác dụng rõ ràng là răng có sáng lên nhưng đi kèm theo đó là cảm giác hơi ê răng. Chính vì trong chanh có chứa nhiều axit nên tác động trực tiếp lên răng, làm mòn men răng. Nên bạn đừng sử dụng nước chanh để làm trắng răng, càng không nên áp dụng lâu dài vì sẽ làm tình trạng răng yếu hơn mà thôi.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-2-voh

Chanh có chứa nhiều axit nên sẽ không tốt cho răng (Nguồn Internet)

  1. Bột nở không tốt cho răng

Một cách làm trắng răng được gợi ý đó là dùng bột nở (natri bicarrbonate) để đánh răng hoặc trộn với một vài nguyên liệu để chà lên răng. Thực sự bột nở không có nhiều lợi ích cho răng mà chúng sẽ làm mòn răng, khiến răng yếu đi và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-3-voh

Bột nở cũng không phải lựa chọn tối ưu của bạn (Nguồn Internet)

  1. Sẽ là không tốt nếu dùng quá nhiều kem đánh răng

Sai lầm rất dễ mắc phải với nhiều người đó là nghĩ rằng dùng kem đánh răng càng nhiều thì răng sẽ càng sạch. Thói quen này thậm chí sẽ gây hại cho bạn vì kem đánh răng cũng có thể bào mòn răng, gây cảm giác khó chịu khi bạn đánh răng quá nhiều. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để thay thế, hoặc dùng các nguyên liệu hữu cơ đánh răng thì sẽ an toàn hơn.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-4-voh

Kem đánh răng chỉ phát huy tác dụng khi bạn dùng với lượng vừa đủ (Nguồn Internet)

  1. Hóa chất làm trắng răng không hẳn tốt

Nếu bạn không biết sử dụng hóa chất làm trắng răng sao cho hợp lý thì bạn sẽ gây hại nhiều hơn là gặt hái lợi ích. Ví dụ như bột làm trắng răng (có chứa hydrogen peroxide) sẽ khiến răng và nướu bị ê buốt nếu sử dụng thường xuyên. Bạn chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần mà thôi. Ngoài ra bạn cũng nên cẩn thận khi kết hợp các hóa chất làm trắng với chanh vì sẽ tăng sự bào mòn và tác động quá mạnh lên men răng.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-5-voh

Hóa chất làm trắng răng sử dụng không đúng cách sẽ phản tác dụng (Nguồn Internet)

Một số cách làm trắng răng hiệu quả

Dưới đây là những cách làm trắng răng đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà hoặc có thể để dành trong những trường hợp khẩn cấp:

  1. Táo

Trong táo có chứa nhiều chất làm sạch tự nhiên như các loại axit có lợi và vitamin C nên sẽ lý tưởng nếu bạn ăn táo hằng ngày. Ăn táo còn giúp tăng cơ chế tiết nước bọt, giúp bảo vệ răng miệng khỏi những vi khuẩn gây hại.

Bạn cũng có thể dùng giấm táo pha với chút muối để súc miệng trước khi đánh răng thì cũng có hiệu quả làm sáng màu răng.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-6-voh

Táo là thực phẩm tự nhiên giúp răng trắng khỏe, sạch khuẩn (Nguồn Internet)

  1. Vỏ chuối

Cách làm trắng răng bằng vỏ chuối mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Lý do chính là trong vỏ chuối có nhiều khoáng chất như magie, mangan, kali… có tác dụng làm sạch mảng bám trên răng, đẩy lùi những triệu chứng ố vàng hay xỉn màu trên răng.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-7-voh

Đừng vội vứt vỏ chuối đi vì bạn có thể sử dụng chúng để làm sạch và trắng răng (Nguồn Internet)

  1. Vỏ cam

Vỏ cam chứa chất d-limonene mà một số loại mỹ phẩm làm trắng răng thường dùng, cùng với một số thành phần tự nhiên giúp loại bỏ các mảng bám trên răng. Bạn chỉ cần dùng vỏ cam chà xát lên bề mặt răng chừng 2 phút mỗi ngày để ức chế vi khuẩn, làm sạch răng và đồng thời giúp miệng có hơi thở dễ chịu hơn.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-8-voh

Vỏ cam cũng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe răng miệng (Nguồn Internet)

  1. Miếng dán trắng răng

Đây là cách làm trắng răng tiện lợi dành cho những ai bận rộn. Miếng dán có thành phần từ polyethylene và được bán theo hộp. Có loại miếng dán tự tan khi tiếp xúc với nước bọt nhưng cũng có loại bạn phải lấy ra sau chừng 30 phút dán, sau đó thì súc miệng sạch để loại bỏ keo còn sót lại trên răng.

Bạn chú ý là hiện nay trên thị trường cũng có những miếng dán trắng răng cấp tốc, nên đọc kỹ thành phần nếu có chlorine dioxide thì tránh dùng vì đây là hóa chất dùng trong bể bơi, sẽ phá hủy men răng của bạn.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-9-voh

Miếng dán trắng răng ngày nay cũng rất được ưa chuộng (Nguồn Internet)

  1. Bút làm trắng răng

Bút làm trắng răng có thành phần tương tự với miếng dán trắng răng. Sau khi làm sạch răng, bạn dùng đầu bút bôi lên răng, há miệng khoảng 30 giây cho keo khô hẳn. Nên hạn chế ăn uống trong 45-60 phút sau khi bôi keo để có kết quả tốt nhất. Bạn thực hiện mỗi ngày 1-2 lần trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả hài lòng.

cach-lam-trang-rang-va-nhung-sai-lam-can-tranh-10-voh

Bút làm trắng răng rất dễ sử dụng và hiệu quả trắng răng khá ổn (Nguồn Internet)

Những lưu ý khi chăm sóc răng

Dù thực hiện nhiều cách làm trắng răng thì bạn cũng nên kết hợp chăm sóc răng đúng cách:

  • Đánh răng đúng cách, đủ lượng kem, đủ số lần và đủ thời gian cần thiết. Dùng nước súc miệng cũng như chỉ nha khoa để chăm sóc răng.
  • Nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
  • Từ bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc, uống cà phê, trà, rượu hay ăn các thức ăn có chứa nhiều axit vì gây tổn thương răng, các thực phẩm chứa màu vì dễ làm răng bị xỉn màu…
  • Không dùng các chất tẩy trắng thường xuyên vì sẽ làm răng bị tổn hại.

Với những cách làm trắng răng hiệu quả và an toàn trên, hi vọng bạn có thể chọn lựa cho mình được một phương pháp để sở hữu nụ cười tươi tắn, rạng ngời.

9 nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng và cách xử lý: Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị hôi miệng và có cách nào xử lý?
Nghiến răng khi ngủ nguy hiểm như thế nào? Cách xử trí an toàn: Nghiến răng khi ngủ có thể ảnh hưởng đến men răng, đau răng, hàm và mặt, nặng hơn có thể gây viêm khớp thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính.