Cách trị mụn nội tiết dứt điểm, đẩy lùi làn da sần sùi dai dẳng

(VOH) – Biết cách trị mụn nội tiết dứt điểm và hiệu quả là cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi vấn đề da chẳng những dễ xuất hiện ở mọi độ tuổi mà còn vô cùng dai dẳng này.

Nếu không biết cách trị mụn nội tiết, chúng sẽ ‘đeo bám’ bạn trong thời gian dài đồng thời để lại những tổn thương khó hồi phục. Vì vậy, muốn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng thì chúng ta phải biết nhận diện và loại bỏ vấn đề này sao cho hiệu quả, đặc biệt là dứt điểm.

1. Mụn nội tiết là gì?

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-1

Mụn nội tiết là dạng mụn có liên quan đến sự biến đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể, tạo ra nhiều mụn bọc nằm sâu trong da. Mặc dù thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và phổ biến hơn ở phụ nữ song nó cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính do sự dao động của các hormone như estrogen, progesterone và androgen.

2. Nguyên nhân gây mụn nội tiết và cách nhận diện mụn nội tiết

2.1 Nguyên nhân gây mụn nội tiết

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-2
  • Kinh nguyệt: sự dao động của hormone trước chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần làm tăng việc sản xuất bã nhờn khiến da nổi mụn.
  • Thời kỳ mãn kinh: estrogen giảm, androgen tăng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến mụn nội tiết bùng phát.
  • Tuổi dậy thì: nồng độ androgen tăng có thể khiến da sản xuất quá nhiều bã nhờ từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành của mụn.
  • Buồng trứng đa nang (PCOS): chúng góp phần làm cho da nhờn hơn và dẫn đến mụn nội tiết.
  • Một số nguyên nhân khác: sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, sau sinh; di truyền; việc tiếp tục hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc; căng thẳng.

Xem thêm: Thuốc điều trị và những giải pháp tự nhiên giúp đẩy lùi rối loạn nội tiết tố nam và nữ

2.2 Nhận diện mụn nội tiết

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-3

Các cách trị mụn nội tiết chỉ phát huy được hiệu quả tốt khi bạn nắm được chính xác tình trạng của bản thân. Vì vậy, việc xác định xem mình có bị mụn nội tiết hay không hoặc thuộc mức độ nào (nhẹ, trung bình, nặng) cũng rất quan trọng.

Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T vì đây là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Với người trưởng thành, mụn nội tiết có thể được nhận diện thông qua việc chúng tập trung ở phần dưới của khuôn mặt, đặc biệt là vùng má dưới và quanh đường viền hàm. Ngoài ra, dạng mụn này cùng sẽ có xu hướng trở nên trầm trọng hơn trước kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: 6 dấu hiệu cho thấy bạn đang phải ‘chiến đấu’ với mụn trứng cá nội tiết

3. Cách trị mụn nội tiết bằng liệu pháp hormone

Là phương pháp điều trị chính và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp hormone sẽ hoạt động bằng cách giảm mức nội tiết tố androgen trong cơ thể từ đó giúp bạn cải thiện vấn đề của mình. Ngoài ra, nó cũng được xem là giải pháp có thể đem lại kết quả tốt cho cả những trường hợp không đáp ứng với các cách trị mụn nội tiết khác.

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-4

Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp hormone:

  • Thuốc chặn thụ thể androgen: ức chế tác động của androgen trong cơ thể để giảm sản xuất bã nhờn.
  • Thuốc tránh thai: làm giảm sản xuất androgen trong buồng trứng từ đó giảm sản xuất bã nhờn trên da. 
  • Glucocorticoid: ức chế việc sản xuất nội tiết tố androgen trong tuyến thượng thận để cải thiện mụn nội tiết.

Liệu pháp hormone thường là giải pháp trị mụn nội tiết được nhắc đến đầu tiên song để đẩy nhanh quá trình cũng như nhận được kết quả tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ. 

4. Cách trị mụn nội tiết bằng thuốc kháng sinh

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-5

Thuốc uống trị mụn nội tiết không chỉ có nhóm can thiệp, điều chỉnh hormone trong cơ thể mà còn có nhóm kháng sinh phù hợp với các trường hợp không nhận được kết quả tốt từ thuốc bôi ngoài da. Chúng bao gồm:

  • Doxycycline: đây được xem là loại thuốc an toàn nhất để điều trị mụn trứng cá, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất hữu ích trong việc giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ, sưng, đau của mụn hay giảm cả việc nổi mụn về sau.
  • Minocycline: một trong những loại kháng sinh trị mụn trứng cá hiệu quả.
  • Isotretinoin: một dẫn xuất của vitamin A, thường được dùng để trị mụn trứng cá dạng nang nặng, chúng không phải là giải pháp hàng đầu nhưng có thể khá hiệu quả khi các cách trị mụn nội tiết khác không có tác dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng vì nó có thể gây ra tác dụng phụ và không phù hợp với một số trường hợp như đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

5. Cách trị mụn nội tiết bằng sản phẩm bôi ngoài da

Các cách trị mụn nội tiết tại chỗ hay cụ thể hơn là sử dụng sản phẩm bôi ngoài da thường chỉ hữu ích với các dạng mụn nhẹ. Tuy nhiên, việc bổ sung chúng vào chu trình điều trị vẫn sẽ cung cấp những lợi ích nhất định nên bạn có thể tham khảo.

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-6
  • Benzoyl peroxide: sử dụng cho cả mụn trứng cá viêm lẫn không viêm, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm thông thoáng lỗ chân lông. 
  • Salicylic acid: sở hữu đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cùng lợi ích làm thông thoáng lỗ chân lông góp phần cải thiện các triệu chứng của mụn.
  • Azelaic acid: góp phần cải thiện mụn nhờ đặc tính chống viêm.
  • Retinoids: cải thiện kết cấu da, giảm mụn nhờ đặc tính chống viêm.

6. Cách trị mụn nội tiết tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-7

Việc áp dụng các cách trị mụn nội tiết tự nhiên tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mụn nhẹ hay giảm thiểu triệu chứng của mụn. Song, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo việc sử dụng chúng không làm ảnh hưởng đến các loại thuốc hay phương pháp điều trị đang được sử dụng.

Xem thêm: Muốn trị sạch mụn, đừng bỏ qua những nguyên liệu từ thiên nhiên này

6.1 Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể giúp bạn giảm viêm từ đó cải thiện tình trạng mụn nội tiết. Thông thường chúng ta có thể sử dụng chúng theo 2 cách:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa tinh dầu tràm trà như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm…
  • Dùng tinh dầu tràm trà như một phương pháp điều trị tại chỗ. Lưu ý luôn pha loãng tinh dầu tràm trà với dầu vận chuyển và test kích ứng trước khi sử dụng trên da.

Xem thêm: 6 cách dùng tinh dầu tràm trị mụn hiệu quả và không gây kích ứng

6.2 AHA

Có nguồn gốc từ trái cây họ cam quýt và sở hữu khả năng loại bỏ tế bào chết gây tắc nghẽn (một trong những nguyên nhân gây mụn), giảm thiểu sẹo mụn nên cách trị mụn nội tiết bằng AHA cũng rất đáng để tham khảo. Thành phần này cũng có mặt trong rất nhiều sản phẩm skincare nên bạn có thể dựa vào nhu cầu của mình để lựa chọn.

Xem thêm: AHA và BHA là gì? Đâu là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất cho làn da của bạn?

6.3 Trà xanh

Tác dụng giảm viêm của trà xanh rất có lợi cho việc cải thiện mụn nội tiết nên bạn có thể cân nhắc đến việc uống trà xanh hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa chiết xuất trà xanh để nhận được thêm nhiều lợi ích.

Xem thêm: 6 công thức tẩy tế bào chết bằng bột trà xanh ‘thần thánh’ giúp da trắng mịn, sạch mụn, trẻ trung

6.4 Nghệ

Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nghệ có thể giúp ích cho việc cải thiện các triệu chứng của mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng chúng như một loại thực phẩm, mặt nạ DIY hay lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần này.

Xem thêm: ‘Đánh bật’ mụn, thâm với 3 cách trị mụn bằng nghệ ‘dễ ợt’

6.5 Rau mùi

Rau mùi khá hữu ích với các tình trạng mụn vì có đặc tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn. Nó có thể được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng cho các liệu pháp làm đẹp tại nhà như xông mặt.

Xem thêm: Đẩy sạch mụn, se nhỏ lỗ chân lông với 5 bước xông mặt đơn giản tại nhà

6.6 Cam thảo

Chiết xuất cam thảo đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng mụn trứng cá do nội tiết tố. Do đó, bạn có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần này hoặc việc sử dụng cam thảo như một chất bổ sung. 

6.7 Dầu hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo có tác dụng giảm viêm, cân bằng nội tiết tố khá hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng chúng như một chất bổ sung để cải thiện tình trạng của mình.

Xem thêm: Da đẹp, tóc khỏe, dáng xinh nhờ tinh dầu hoa anh thảo

7. Chế độ chăm sóc da khi trị mụn nội tiết

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-8

Muốn trị mụn nội tiết dứt điểm, bên cạnh việc tìm kiếm cho mình các phương pháp điều trị hiệu quả, bạn còn cần phải kết hợp nó với một chế độ chăm sóc da phù hợp. Vì vậy, đừng quên lưu ý một vài điều dưới đây.

  • Làm sạch da: tuyến dầu tắc nghẽn là nguyên nhân chung dẫn đến các loại mụn do đó hãy chắc chắn rằng bạn có một chu trình làm sạch đúng với 2 bước tẩy trangrửa mặt.
  • Tẩy tế bào chết: tương tự như làm sạch, tẩy da chết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mụn nội tiết nên bạn hãy duy trì bước này 2 – 3 lần/ tuần.
  • Xông mặt: hiệu quả làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp sản phẩm điều trị hấp thụ tốt hơn của liệu pháp xông mặt sẽ giúp bạn loại bỏ mụn hiệu quả hơn nên hãy cân nhắc việc bổ sung chúng vào quy trình skincare 2 – 3 lần/ tuần.
  • Peel da: phương pháp này có thể cung cấp cho da mụn một loạt lợi ích như loại bỏ da chết, cặn bẩn, kiểm soát dầu, tiêu diệt vi khuẩn xấu, khắc phục nhược điểm hay giúp da tiếp nhận các sản phẩm tốt hơn nên hãy cân nhắc đến việc áp dụng chúng.
  • Dưỡng ẩm: các phương pháp, sản phẩm trị mụn nội tiết có xu hướng khiến da trở nên khô và dễ kích ứng. Khi da thiếu ẩm, nó cũng sẽ sản xuất ra nhiều dầu hơn do đó để làm dịu, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều trị cũng như ngăn ngừa nguyên nhân có thể dẫn đến mụn thì chúng ta không nên xem nhẹ bước skincare cơ bản này.
  • Chống nắng: dùng kem chống nắng đều đặn sẽ giúp bạn bảo vệ da toàn diện hơn, đặc biệt là khi áp dụng các cách trị mụn nội tiết dễ làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra, đây cũng là bước cần thiết để giảm thiểu nguy cơ để lại thâm sẹo sau mụn.

Xem thêm: 9 thói quen sai lầm với da mụn mà bạn không biết mình đang mắc phải

8. Ăn gì và kiêng gì để trị mụn nội tiết hiệu quả?

Chế độ ăn uống không thể giúp bạn giải quyết dứt điểm mụn nội tiết nhưng nó lại giúp ích cho quá trình điều trị hay giảm thiểu nguyên nhân khiến mụn trở nặng nên hãy lưu ý.

voh-cach-tri-mun-noi-tiet-voh.com.vn-9

Hạn chế nạp:

  • Đường
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Carb tinh chế (bánh mì trắng, mì ống…)
  • Thịt đỏ

Tăng cường nạp:

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, axit béo omega-3
  • Các loại ngũ cốc
  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Trái cây
  • Rau

Xem thêm: Điểm mặt 13 loại thực phẩm có khả năng ‘quét sạch’ mụn trứng cá

Tìm được cách trị mụn nội tiết hiệu quả thôi là chưa đủ vì chúng ta còn cần phải áp dụng đúng cách và kiên trì với mục tiêu của mình. Với những gợi ý ở trên, chúc bạn sẽ xây dựng được cho mình một lộ trình điều trị phù hợp để sớm lấy lại làn da khỏe mạnh.

Nguồn ảnh: Internet