8 tác dụng của quả chanh khiến nhiều người mê mẩn

VOH – Trước đây chanh chỉ được sử dụng như một loại trái cây pha nước uống hoặc gia vị trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, tác dụng của quả chanh cũng rất tốt trong việc phòng ngừa điều trị bệnh tật.

Chanh là một trong những loại cây cho ra quả có múi, màu sắc tươi ngon, hương thơm dịu nhẹ và nhiều nước. Quả chanh được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau như giúp làm tăng hương vị cho món ăn và có thể chữa lành một số loại bệnh.

1. Tác dụng của quả chanh là gì?

Chanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C và nhiều hợp chất thực vật. Những dưỡng chất này có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe như kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch... Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe từ quả chanh:

1.1 Kiểm soát cân nặng

Có rất nhiều giả thuyết cho rằng, chanh là một trong những loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân.

Một nghiên cứu năm 2008 (1), những loài gặm nhấm tiêu thụ chất phenol trong vỏ chanh với chế độ ăn nhiều chất béo trong 12 tuần chỉ số cân nặng tăng thấp hơn so với những loài không ăn chanh.

8-tac-dung-cua-qua-chanh-khien-nhieu-nguoi-me-man-voh-0
Tác dụng giảm cân từ chanh vẫn chưa được nghiên cứu nhiều trên người (Nguồn: Internet)

Như vậy, cho đến hiện tại các nghiên cứu về tác dụng của chanh giúp giảm cân chỉ mới dừng lại trên động vật. Không có nghiên cứu nào xác nhận tác dụng giảm cân của chanh ở người. Tuy nhiên, đây là một bước đầu khả quan để bạn có thể hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về việc ăn chanh giúp giảm cân ở người.

Xem thêm: Loại thức uống rẻ bèo giúp bạn thanh lọc cơ thể và quản lý cân nặng hiệu quả

1.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả chanh cung cấp khoảng 31mg vitamin C, chiếm 51% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI). Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Không chỉ vitamin C, trong quả chanh còn chứa nhiều chất xơ và các hợp chất thực vật có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu.

1.3 Ngăn ngừa sỏi thận

Trong chanh chứa nhiều axit citric, đây là một chất có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và tăng độ pH trong nước tiểu, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Xem thêm: Những dấu hiệu 'không thể chối cãi' của người bị sỏi thận

1.4 Chống lại bệnh ung thư

Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C – một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Tuy nhiên, tác dụng chống lại bệnh ung thư từ quả chanh chỉ mới được nghiên cứu quan sát và nghiên cứu trong ống nghiệm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để chứng minh tác dụng này của quả chanh.

1.5 Tốt cho hệ tiêu hóa

Chanh được tạo thành từ khoảng 10% carbs, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan (pectin) và đường đơn.

Chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, giúp làm giảm lượng đường trong máu.

8-tac-dung-cua-qua-chanh-khien-nhieu-nguoi-me-man-voh-1
Chanh có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, để nhận được lợi ích này bạn phải ăn cả cùi chanh. Những người chỉ uống nước chanh, không ăn cả cùi chanh sẽ không nhận được tác dụng này.

1.6 Giúp da khỏe mạnh

Vitamin C là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen. Thiếu hụt collagen da bạn sẽ rất dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, tuổi tác và nhiều yếu tố khác.

1.7 Tăng hấp thu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thiếu máu. Nếu kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với thực phẩm giàu sắt sẽ giúp tối đa hóa khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Thông thường để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, bạn cần bổ sung sắt từ thực vật. Tuy nhiên, cơ thể không dễ hấp thu sắt từ nguồn thực vật (sắt không heme). Để quá trình hấp thu này diễn ra tốt hơn, bạn cần tiêu thụ vitamin C và axit citric.

Chanh chứa cả vitamin C và axit citric, nên chúng có thể giúp hấp thụ sắt không heme từ thực vật. Từ đó có thể chống lại bệnh thiếu máu.

1.8 Tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng gây cảm lạnh thông thường và cúm.

Vắt cả quả chanh vào một cốc nước nóng với một thìa lớn mật ong sẽ tạo ra thức uống giúp làm dịu cho người bị ho và cảm lạnh.

2. Bà bầu uống nước chanh lợi ích bất ngờ

Giống như nhiều đối tượng khác, chanh mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu uống nước chanh vừa giúp giảm được những cơn thèm đồ chua đến bất chợt, còn giúp cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu để chống lại bệnh tật như:

  • Hạn chế táo bón
  • Giảm phù nề
  • Thanh nhiệt cơ thể
  • Chống tiền sản giật
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Tốt cho xương khớp
  • Làm sạch khoang miệng, giảm ốm nghén

Tuy nhiên, vì có tính axit nên bà bầu chỉ nên uống nước chanh với lượng vừa đủ để không gây ra những những tác dụng phụ cho cơ thể cũng như bảo vệ cơ thể khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Mẹ bầu ơi, uống nước chanh chua chua thơm thơm để ‘đánh bay’ cơn nghén nhưng phải ‘tỉnh táo’ với 5 tác dụng phụ sau

3. Vì sao không nên bỏ vỏ chanh?

Nhiều người ăn chanh thường có thói quen bỏ vỏ chanh, nhưng thực tế vỏ chanh cũng mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu và phát hiện, trong vỏ chanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các loại tinh dầu, đây là những hợp chất có thể “chiến đấu” với nhiều bệnh tật.

8-tac-dung-cua-qua-chanh-khien-nhieu-nguoi-me-man-voh-2
Vỏ chanh có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tật (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, vỏ chanh còn chứa enzyme, vitamin C, P, canxi, kali, chất xơ, limonene... có tác dụng ngăn ngừa đối với các vấn đề về tim mạch, mụn trứng cá...

Trong y học cổ truyền, vỏ chanh còn có tác dụng hạ sốt trong bệnh sốt rét, viêm mật, gai xương sống, loét bao tử, nhức răng, các loại viêm, ghẻ ngứa.... tuy nhiên, không nên lạm dụng vỏ chanh quá mức. Mỗi ngày chỉ nên dùng 10 – 20g vỏ chanh. Sử dụng ở dạng thái nhỏ sấy khô, rửa sạch trước khi sử dụng.

4. Hạt chanh có tác dụng gì?

Bên cạnh vỏ chanh, hạt chanh cũng là một bộ phận không nên bỏ đi của quả chanh. Hạt chanh chứa nhiều chất có lợi như: axit citric, candid, magi, vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonnin...có thể giúp hỗ trợ miễn dịch, kháng khuẩn và nhiều lợi ích khác trong y học.

Tuy nhiên, hạt chanh thường sử dụng nhiều trong Đông y. Những bài thuốc từ hạt chanh bạn có thể áp dụng là:

4.1 Hạt chanh trị ho

Dùng 10g hạt chanh tươi, 10g hạt quất tươi, 1 mật gà đen tươi, 10g lá thạch xương bồ tươi. Tất cả giã nhỏ, trộn đều cho thêm đường vào đem đi hấp chính và ăn khi nóng.

4.2 Hạt chanh trị ho do viêm phổi, mất tiếng

Dùng 10g hạt chanh, 15g hoa đu đủ đực, 15g lá hẹ. Tất cả dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước thêm chút mật ong hoặc đường kính. Đem hấp cách thủy, sau đó chia hỗn hợp thành 3 lần uống trong ngày. Dùng vài ngày đến khi hết ho.

Lưu ý: Đối với các bài thuốc từ hạt chanh, trước khi sử dụng hãy tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc để đạt được hiệu quả như mong muốn.

5. Thành phần dinh dưỡng của quả chanh

Chanh chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng, trong 100g phần ăn được của quả chanh chứa các dưỡng chất sau đây (theo Bảng thành phần Thực phẩm Việt Nam_Bộ Y tế)

  • Nước: 92.5g
  • Năng lượng: 24Kcal
  • Protein: 0.9g
  • Carbohydrate: 4.5g
  • Canxi: 40mg
  • Sắt: 0.60mg
  • Natri: 3mg
  • Kali: 145mg
  • Đồng: 260µg
  • Vitamin C: 77mg
  • Vitamin B5: 0.23mg
  • Vitamin H: 0.5mg

Như vậy, chanh là loại quả tốt cho sức khỏe với hàm lượng lớn vitamin C cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Với mùi vị đặc trưng, dễ chịu, chanh trở thành một nguồn nguyên liệu tốt cho các món ăn cũng như giúp phòng và điều trị nhiều loại bệnh.