Tác dụng của phấn hoa và những lưu ý khi sử dụng

(VOH) - Tác dụng của phấn hoa luôn là ưu tiên hàng đầu trong y học từ xưa đến nay để chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp. Vậy bạn đã biết tác dụng của sản phẩm này chưa?

1. Phấn hoa là gì?

Phấn hoa hay phấn ong, phấn hoa mật ong là các hạt bào tử đực từ nhị hoa của thực vật có hạt, được ong thợ thu gom từ các bông hoa bằng cách dùng mật ong vê các hạt phấn nhỏ lại, để ở giỏ phấn ở hai chân sau đem về tổ. Một đàn ong lớn cho lượng phấn hoa từ 20kg đến 25kg mỗi năm, phần lớn dùng làm thức ăn nuôi ấu trùng ong thợ và ong đực. Còn sữa chúa thì chỉ dành riêng cho ấu trùng ong chúa.

phan-hoa-la-gi-tac-dung-cua-phan-hoa-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-voh-1
Phấn hoa được ong thợ thu gom từ các bông hoa rồi mang về tổ (Nguồn:Internet)

2. 10 tác dụng của phấn hoa đối với sức khỏe

Phấn hoa được bào chế ở các dạng như viên nang, hạt, chất lỏng và viên nén. Do đó, tác dụng của phấn hoa được sử dụng như là một thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là các tác dụng của phấn hoa mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Cải thiện hệ tiêu hóa

Tác dụng của phấn hoa giúp điều hòa các chức năng tiêu hóa như chấm dứt nhanh chóng bệnh tiêu chảy kéo dài, mặt khác cải thiện được tình trạng táo bón kinh niên. Phấn hoa còn có công hiệu rõ rệt cho những ai bị đau bụng, đau bụng đi ngoài, táo bón. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng từ 1 tới 2 muỗng canh mỗi ngày, dùng đều đặn sẽ đạt được hiệu quả mong muốn.

Xem thêm: Những bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đau bụng buồn nôn, bạn nên biết qua

2.2 Giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng

Phấn hoa còn có tác dụng đối với người mới ốm dậy, giúp bình thường hóa chức năng cơ thể, phục hồi nhanh chóng trọng lượng, sinh lực. Một số nghiên khác còn chỉ ra rằng, đối với những đứa trẻ khó nuôi, sau khi sử dụng phấn hoa đều cho ra kết quả khả quan. 

2.3 Giúp ăn ngon miệng

Người chán ăn, cảm thấy không ngon miệng khi dùng bữa đều có thể sử dụng phấn hoa trong vài ngày để kích thích vị giác hơn. Bởi phấn kích thích mọi chức năng, đặc biệt là kích thích dịch vị, tạo cảm giác thèm ăn, là tiền đề hồi phục cho mọi chức năng, bộ phận khác.

2.4 Giảm stress

Trong phấn hoa chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các tế bào thần kinh, giúp cải thiện chức năng não bộ và làm cho tinh thần thoải mái, giảm stress. 

Ngoài ra phấn hoa còn làm thuốc giảm đau cho con người, khắc phục tình trạng căng thẳng sau chấn thương.

2.5 Tăng cường trí óc

Bên cạnh đó, tác dụng của phấn hoa giúp hỗ trợ tăng cường trí óc rất tốt. So với các loại axit amin hỗ trợ trí óc thì phấn hoa có tác dụng chậm hơn nhưng kéo dài, không gây các tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn.

2.6 Giúp tăng cân

Ngoài ra, tác dụng của phấn hoa còn được kể đến trong việc giúp tăng cân hiệu quả. Đây được xem như là loại khai vị hảo hạng vô cùng tốt cho người muốn cải thiện số cân. Tuy nhiên, bạn không nên dùng ngay trong bữa ăn, tốt nhất nên dùng vào sáng sớm, vì sau vài giờ hoạt lực của nó mới bắt đầu có tác dụng. 

phan-hoa-la-gi-tac-dung-cua-phan-hoa-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-voh-2
Tác dụng của phấn hoa giúp tăng cân hiệu quả (Nguồn:Internet)

2.7 Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, nên phấn hoa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lý thông thường. Ngoài ra phấn ong có thể làm ức chế khả năng hoạt động của tế bào Mast ở trong cơ thể, giúp chống lại nhiều bệnh dị ứng.

2.8 Giảm viêm

Phấn hoa có đặc tính chống viêm, tác dung không kém so với các loại thuốc chống viêm trên thị trường. Ngoài ra nhờ chiết xuất dạng nước và dạng ethanol còn giúp điều trị bệnh phù chân ở động vật.

2.9 Tăng cường chức năng và bảo vệ gan

Phấn ong được xem là giải pháp an trong trong việc điều trị sự tổn thương gan do nhiễm độc so với thuốc silibinin. Vì phấn hoa không gây tiêu chảy, sụt cân so với việc dùng thuốc silibinin. Ngoài ra phấn hoa còn hỗ trợ quá trình thanh lọc gan và thải độc tố trong cơ thể.

2.10 Giảm triệu chứng mãn kinh

Hơp chất flavonoid trong phấn ong hỗ trợ tốt trong việc điều trị ung thư vú và còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng mãn kinh của người đang mắc bệnh ung thư vú. 

3. Tác dụng phụ của phấn hoa mật ong

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người, mà khi sử dụng phấn hoa sẽ gây ra tác dụng phụ. Có thể kể đến các tác dụng phụ sau đây: 

  • Phản ứng dị ứng;
  • Phát ban da, bầm tím, ngứa nặng, tê hoặc đau cơ, yếu cơ;
  • Khó thở;
  • Đau bụng, chán ăn;
  • Xuất hiện các chỗ sưng, tăng cân nhanh chóng, dạ dày khó chịu;
  • Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, nhiễm độc gan, viêm gan cấp;
  • Sốc phản vệ;
  • Phát ban, các triệu chứng dị ứng, da mẫn cảm.

Xem thêm: Sốc phản vệ do dị ứng xử trí tại nhà bằng cách nào?

4. Cách sử dụng phấn hoa

4.1 Uống phấn ong

Pha 2 - 3 muỗng cà phê phấn ong với một 180ml nước ấm, đợi khi nước nguội thì cho tiếp mật ong vào khuấy đều cho tan. Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc uống trước bữa ăn tối khoảng 30 phút. Nếu đang giảm cân thì có thể thêm một chút nước cốt chanh.

Có thể pha với nước ép trái cây hoặc với sữa ấm tùy theo sở thích.

4.2 Kết hợp với sữa chua

Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa sữa chua và phấn ong, chỉ cần dùng 1 muỗng cà phê phấn hoa kết hợp với 1 hộp sữa chua có đường là có thể ăn được.

4.3 Xay chung với các thực phẩm khác

Có thể trộn phấn hoa với mật ong, sữa chua, phô mai với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:4, xay thành hỗn hợp rồi làm bánh nướng hoặc rắc lên sinh tố, ngũ cốc và salad.

4.4 Ngâm rượu

Nếu không thích dùng trực tiếp thì có thể dùng phấn hoa để ngâm rượu uống, rượu sẽ có vị thơm và ngọt. Chỉ cần pha 500g phấn hoa với 1 lít rượu trắng, để ngâm trong vòng 2 tháng là có sử dụng được. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly.

5. Những lưu ý khi sử dụng phấn hoa

5.1 Đối tượng nào không nên sử dụng phấn hoa

Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng hoặc các triệu chứng dị ứng phấn hoa xuất hiện trong lúc sử dụng, bạn nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức. Bên cạnh đó, người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay phụ nữ mang thai và đang cho con bú, cũng không nên dùng phấn hoa. 

Hàm lượng sử dụng phấn hoa đến nay vẫn chưa được thống nhất. Thông thường, liều dùng hiệu quả trong một ngày đối với người lớn là 15g, đối với trẻ em là 7- 8g chia 2-3 lần. Đối với những người mới sử dụng phấn hoa lần đầu, hãy nếm thử mỗi lần từ 5 -7 hạt phấn/ngày, sau đó tăng dần số lượng, tối đa chỉ dùng 1 thìa/ngày.

5.2 Cách bảo quản và sử dụng phấn hoa đúng cách

  • Bạn không nên sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, bốc mùi khó chịu);
  • Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tùy theo loại hoa cho phấn. Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể chọn cho mình loại phấn hoa phù hợp;
  • Bạn cần biết cách phân biệt phấn hoa chất lượng tốt, phấn sẽ có màu tươi sáng, khô ráo, mùi thơm, vị bùi ngọt. Phấn hoa rừng có nhiều màu khác nhau, trong đó phấn có màu đỏ, vàng, nâu và trắng là loại tốt nhất;
  • Bạn nên bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ thuỷ tinh, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi ni lông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh;
  • Bạn có thể trộn lẫn phấn hoa và mật ong theo tỷ lệ 1-1, cho vào lọ đậy kín rồi cho vào tủ lạnh hoặc để chỗ thoáng mát, bạn sẽ có một hỗn hợp phấn hoa và mật ong dẻo quánh, thơm ngon và bổ dưỡng sử dụng được rất lâu.

6. Thành phần dinh dưỡng trong phấn hoa

Hầu hết trong phấn hoa chỉ chứa 5% chất béo, nhưng nhiều khoáng chất như chất sắt, vôi, kẽm, đồng, magie và mangan. Chỉ dùng một hoặc vài gram phấn hoa trong ngày là đã có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, trong phấn ong có rất ít muối nhưng lại rất giàu các sinh tố nhóm B như sinh tố B1, riboflavin, niacin, axit folic, axit pantothenic, biotin, và sinh tố B6. Nó không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D, K, và E.

Ngoài ra, phấn ong còn chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, ngoại trừ thịt gà. Loại thực phẩm này chứa 50% đạm và một lượng chất sắt gấp 7,5 lần thịt bò. Phấn ong còn rất giàu chất carotein và chứa nhiều vitamin A hơn cả bắp cải.

Trên đây là một số thông tin để bạn có thể hiểu thêm phấn hoa là gì và những tác dụng của phấn hoa trong việc bổ trợ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, phấn hoa có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng phấn hoa.