10 cách sắp xếp thời gian biểu học tập và làm việc hiệu quả hợp lý

(VOH) - Sắp xếp thời gian hiệu quả trong xã hội ngày nay là một việc làm cần thiết khi mà mỗi người chúng ta đều bận rộn với công việc, học tập.
Mục lục
  1. Sắp xếp thời gian là làm gì?
  2. Tại sao phải sắp xếp thời gian?
    1. Tối ưu hiệu quả làm việc, học tập
    2. Tăng năng suất làm việc
    3. Đạt được mục tiêu nhanh chóng
    4. Giảm stress
    5. Bỏ được những thói quen xấu
    6. Có thời gian làm những việc yêu thích
  3. Cách rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian
    1. Lập thời gian biểu rõ ràng
    2. Sắp xếp công việc trong ngày theo thứ tự ưu tiên
    3. Những việc quan trọng nhất thực hiện vào buổi sáng
    4. Tìm ra “khung giờ vàng” bản thân
    5. Hạn chế tối đa việc dùng thời gian để lướt mạng xã hội
    6. Tập thể dục hoặc thiền
    7. Cho não “nghỉ ngơi” mỗi khi bí ý tưởng
    8. Sắp xếp góc làm việc gọn gàng
    9. Sử dụng app sắp xếp thời gian
  4. Thời gian ngủ hợp lý là bao lâu? Cách sắp xếp thời gian ngủ
  5. Cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý cho học sinh, sinh viên
    1. Lập kế hoạch học tập
    2. Loại bỏ những thứ khiến bạn mất tập trung
    3. Luôn ghi chú
    4. Cài đặt báo thức
    5. Sắp xếp giờ học phù hợp
  6. Những cách sắp xếp thời gian hiệu quả cho học tập, làm việc hợp lý cho người đi làm
    1. Chắc chắn bạn phải có một cuốn sổ tay bên mình
    2. Sắp xếp thời gian học tập, công việc thật cẩn thận để không trùng nhau
    3. Biết cách ưu tiên việc quan trọng trước
    4. Hãy chắc chắn bạn hoàn thành công việc đúng lúc
    5. Tận dụng được thời gian trống
    6. Không ôm hết tất cả công việc
    7. Luôn có thời gian dự phòng cho mỗi công việc
    8. Nhờ giúp đỡ
    9. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác
  7. Cách sắp xếp thời gian biểu khi có con nhỏ
  8. Cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh cho người bận rộn

Rất nhiều người trong xã hội thường than phiền rằng, tại sao một ngày có tận 24 tiếng nhưng hết một ngày dài vẫn chưa hoàn thành được các công việc được giao. Thật ra, quản lý và sắp xếp thời gian trong ngày là một kỷ năng mà không phải ai cũng làm tốt. Vậy với những người đang có quỹ thời gian lộn xộn, không biết cách sắp xếp thời gian để cân bằng công việc và cuộc sống thì những chia sẻ dưới đây sẽ cực kỳ bổ ích dành cho bạn.

1. Sắp xếp thời gian là làm gì?

Sắp xếp là lựa chọn các thứ tự cho một việc gì đó mà bản thân thấy phù hợp, hợp lý nhất. Sắp xếp thời gian là ưu tiên làm những việc này trước để đảm bảo có đủ thời gian, sau đó làm những việc ít cấp thiết hơn. Sẵn sàng thay đổi ưu tiên khi cần thiết. Nếu bạn thường xuyên phải sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, thì điều đó cho thấy bạn chưa phải là một người biết cách sắp xếp thời gian cho công việc.

Sắp xếp thời gian 1
Sắp xếp thời gian là ưu tiên làm những việc quan trọng trước, sau đó mới đến những việc ít quan trọng hơn

Khi muốn dùng sắp xếp thời gian bằng tiếng Anh bạn có thể sử dụng các cụm từ organize time hoặc arrange time ở các ngữ cảnh phù hợp. Ví dụ: “To cultivate good study habits, though, you will need to organize your time” (Để rèn luyện thói quen học tập tốt, bạn cần biết sắp xếp thời gian).

2. Tại sao phải sắp xếp thời gian?

Rõ ràng việc biết cách sắp xếp thời gian sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích tuyệt vời như:

2.1 Tối ưu hiệu quả làm việc, học tập

Biết phân chia thời gian sẽ giúp bạn sắp xếp được các kế hoạch, nhiệm vụ trong công việc, học tập. Thực hiện các kế hoạch, công việc theo một thứ tự ưu tiên dựa vào mức độ quan trọng của công việc, bạn sẽ làm được nhiều việc nhưng lại không tốn quá nhiều công sức.

2.2 Tăng năng suất làm việc

Một trong những lợi ích của việc sắp xếp thời gian hợp lý chính là giúp hiệu suất làm việc của bạn tăng lên rõ ràng. Kiểm soát được thời gian trong ngày sẽ giúp hiệu quả công việc tăng lên. Bạn biết cách tập trung hơn vào những việc quan trọng trước, không bị kéo vào những việc lặt vặt, không đáng có.

2.3 Đạt được mục tiêu nhanh chóng

Khi bạn biết cách sắp xếp thời gian hợp lý bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công lớn trong nỗ lực của bản thân, thậm chí với thời gian ngắn và hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn đưa ra những quyết định hiệu quả, có thể phân biệt những nhiệm vụ nào cần được ưu tiên trong quá trình làm việc.

Sắp xếp thời gian 2
Sắp xếp thời gian giúp đạt được hiệu quả công việc nhanh chóng

2.4 Giảm stress

Sắp xếp thời gian không hợp lý khiến bạn luôn trong trạng thái bận rộn, không còn không thời gian cho cuộc sống cá nhân và gia đình. Quay cuồng với công việc cũng khiến cuộc sống của bạn trở nên căng thẳng và áp lực.

Lợi ích của việc biết sắp xếp thời gian chính là nó sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tình trạng stress và căng thẳng cũng sẽ giảm bớt.

2.5 Bỏ được những thói quen xấu

Nhiều người hay hỏi “tại sao phải sắp xếp thời gian hợp lý?” Thật ra, câu trả lời rất đơn giản, bởi vì nó sẽ giúp bạn phát triển bản thân và bỏ được một số thói quen xấu như trì hoãn công việc, sắp xếp kém… Bên cạnh đó, bạn sẽ có được thêm động lực để thực hiện những dự án nhờ các kế hoạch đề ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểu chính xác.

2.6 Có thời gian làm những việc yêu thích

Khi biết cách quản lý và sắp xếp thời gian, bạn sẽ hoàn thành được nhiều công việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Từ đó, bạn sẽ có được thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, đọc sách, uống cafe, rèn luyện sức khỏe,…

Xem thêm:
Mục tiêu là gì? Phương pháp xác định mục tiêu
34 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tính kỷ luật và pháp luật
Tự lập là gì? Ý nghĩa của kỹ năng sống tự lập trong đời sống

3. Cách rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian

Với một quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày, bạn nghĩ chúng ta cần phải làm gì để có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất? Nếu vẫn đang loay hoay học cách rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian thì bạn có thể thử khám phá những cách “hack” thời gian sau đây nhé!

3.1 Lập thời gian biểu rõ ràng

Một trong những kỹ năng sắp xếp thời gian mà chúng ta cần học chính là lập thời gian biểu mỗi ngày. Trước khi đi ngủ, bạn hãy dành thời gian để lập sẵn kế hoạch cho những công việc mình phải hoàn thành cho ngày hôm sau. Khi có danh sách này, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì và nên phân bổ thời gian ra sao cho hợp lý nhất. Lần lượt hoàn thành hết những việc này bạn sẽ từng bước đạt được mục tiêu từ công việc hàng ngày đến kế hoạch tương lai.

3.2 Sắp xếp công việc trong ngày theo thứ tự ưu tiên

Một trong những kỹ năng sắp xếp thời gian trong ngày chính là bạn sẽ phân bổ thời gian sao cho hiệu quả dựa trên mức độ ưu tiên của công việc. Bạn có thể chia mức độ của công việc theo từng cấp bậc, chẳng hạn:

  • Quan trọng và khẩn cấp: đây là những việc này cần được làm ngay lập tức (ví dụ: báo cáo công việc, trả lời email công việc,…)
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp: những việc này có thể dành vào buổi tối, sau giờ làm (ví dụ: đọc một chương sách chuyên ngành, tập thể dục,…)
  • Không quan trọng và không khẩn cấp: những việc này là những việc giải trí, không ảnh hưởng lớn đến chặng đường phát triển và sự nghiệp của bạn (ví dụ: đi xem phim, nghe nhạc, nghiên cứu những thứ mình thích,…)

3.3 Những việc quan trọng nhất thực hiện vào buổi sáng

Thông thường, buổi sáng chính là khoảng thời gian chúng ta có nhiều năng lượng nhất, tinh thần minh mẫn nhất, vì thế vào khoảng thời gian này bạn nên dành để hoàn thành các công việc quan trọng nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Sắp xếp thời gian 3
Những việc quan trọng nên được thực hiện vào buổi sáng

3.4 Tìm ra “khung giờ vàng” bản thân

Một ngày có 24 giờ, trong đó sẽ có những khung thời gian làm việc hiệu quả hơn hẳn những khung thời gian khác. Hãy quan sát hiệu quả làm việc của bản thân vào từng khung giờ để tìm ra “giờ vàng” của mình. Sau đó, bạn hãy sắp xếp làm những việc cần sự tập trung, tính táo, sáng tạo vào khung giờ này.

3.5 Hạn chế tối đa việc dùng thời gian để lướt mạng xã hội

Khi làm việc tốt nhất nên tắt mạng xã hội (trừ khi đó là một phần của công việc). Việc thường xuyên lướt các trang mạng xã hội, kiểm tra like, comment từ bạn bè chỉ mang tính giải trí, không quan trọng cũng chẳng gấp gáp, nên hãy chỉ làm việc này khi rảnh rỗi.

3.6 Tập thể dục hoặc thiền

Tập thể dục hay ngồi thiên không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn giúp bạn tăng khả năng tập trung của mình. Do đó, nếu có thể hãy sắp xếp thời gian để rèn luyện vào buổi sáng nhằm khởi động ngày mới. Nếu quỹ thời gian không cho phép bạn có thể tập vào buổi chiều tối hoặc vào ngày cuối tuần.

3.7 Cho não “nghỉ ngơi” mỗi khi bí ý tưởng

Dù cho công việc có chất đầy như núi thì bạn vẫn nên sắp xếp thời gian để “xả hơi” một quãng ngắn sau khi đã hoàn thành một phần của công việc. Cơ thể và trí não của chúng cũng cần được nghỉ ngơi, nếu phải làm việc liên tục chúng sẽ giảm năng suất.

3.8 Sắp xếp góc làm việc gọn gàng

Một không gian làm việc bề bộn, lộn xộn sẽ khiến chúng ta dễ bị xao nhãng và mất tập trung. Khi mất tập trung, chúng ta lại mất thêm một khoảng thời gian để hoàn thành. Vì thế, một kỹ năng cần nhớ trong việc sắp xếp thời gian chính là dọn dẹp góc làm việc thật gọn gàng, ngăn nắp.

3.9 Sử dụng app sắp xếp thời gian

Có rất nhiều phần miền có thể giúp bạn quản lý, sắp xếp thời gian một cách chính xác và khoa học. Các app quản lý thời gian hiện nay có thể được dùng trên máy tính/desktop và cả điện thoại. Một số app bạn có thể tham khảo như:

  • App sắp xếp quản lý thời gian trên máy tính/desktop: phần mềm quản lý kế hoạch fWork, nền tảng theo hàng ngày Google Task, ứng dụng theo dõi thời gian Google Calendar, phần mềm quản lý Asana,…
  • App sắp xếp quản lý thời gian trên điện thoại: phần mềm quản lý thời gian trên Iphone, app quản lý, theo dõi trên điện thoại Microsoft To Do, phần mềm quản lý thời gian trên nền tảng Android, iOS Trello,…

Xem thêm:
Top 10 ứng dụng nhắc nhở công việc hay cho Android và iOS
Một số ứng dụng báo thức giúp bạn không còn ngủ nướng
Top 11 ứng dụng lịch hữu ích cho cuộc sống

4. Thời gian ngủ hợp lý là bao lâu? Cách sắp xếp thời gian ngủ

Giấc ngủ của con người vô cùng quan trọng, do đó bên cạnh việc thiết lập thời gian làm việc, học tập, chúng ta cũng nên sắp xếp thời gian ngủ hợp lý.

Theo nhiều nghiên cứu, ở người trưởng thành thời gian ngủ cần thiết trong ngày là từ 7 đến 9 tiếng. Ngoài ra, ban ngày bạn cũng nên dành thời gian cho việc ngủ trưa ít nhất là 10 phút và nhiều nhất là 90 phút.

Sắp xếp thời gian 4
Thời gian ngủ tốt nhất là từ 22h đến - 5h sáng hôm sau

Vì giấc ngủ có thể giúp con người thư giãn, phục hồi lại sức khỏe sau một ngày dài làm việc, nên chúng ta cần sắp xếp thời gian ngủ hợp lý. Theo đó, bạn nên đi ngủ từ thời điểm 21 – 22 giờ và thức dậy từ thời điểm 5 – 6 giờ sáng hôm sau.

Đây thời điểm ngủ hợp lý, được xây dựng trên cơ chế hoạt động đồng hồ sinh học của cơ thể. Và chỉ cần bạn duy trì việc ngủ đúng giờ sau 10 ngày, cơ thể bạn sẽ hình thành một thói quen, đến khung giờ đó sẽ phát tính hiệu kích thích bạn đi ngủ.

5. Cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý cho học sinh, sinh viên

Những bạn học sinh, sinh viên chắc hẳn cũng đã từng rơi vào trạng thái quá tải bởi có quá nhiều môn cần học, cần làm bài tập. Điều đó khiến các bạn cảm thấy mệt mỏi và đuối sức. Những cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý dưới đây có lẽ sẽ giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành được việc học nhưng vẫn còn thời gian để vui chơi thư giãn.

5.1 Lập kế hoạch học tập

Thông thường, sau khi kết thúc môn học trên lớp giáo viên sẽ giao bài tập về nhà để học sinh luyện tập và hiểu hơn kiến thức. Có rất nhiều môn học cần các bạn phải hoàn thành, vì vậy để không bị bối rối bạn nên hệ thống tất cả các nhiệm vụ được giao để biết bản thân cần làm những gì và số lượng bài tập nhiều hay ít.

Sau khi hệ thống lai, bạn cần sắp xếp thời gian học các môn và lên kế hoạch thực hiện. Nhiệm vụ nào quan trọng sẽ được ưu tiên trước, ít quan trọng sẽ hoàn thành sau.

Đương nhiên sẽ có những lúc không như kế hoạch đã định sẵn nhưng không sao cả, hãy linh động thời gian để phù hợp hơn. Đồng thời, đừng quên dự trù một khoảng thời gian trống từ 30 phút đến 1 giờ để đề phòng và nghỉ ngơi.

5.2 Loại bỏ những thứ khiến bạn mất tập trung

Ở lứa tuổi học sinh có rất nhiều thứ hấp dẫn khiến chúng ta xao nhãng việc học, đó có thể là những cuộc đi chơi cùng bạn bè, chơi game, hay lướt mạng xã hội,… Thế nhưng, nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được lên kế hoạch, hãy bỏ qua những “cám dỗ” ấy.

Bạn có thể hẹn bạn bè, chơi game, lướt mạng xã hội,… vào một thời gian khác không trùng với kế hoạch học tập. Xem đó là một món quà tự thưởng bản thân sau khi đã hoàn thành các việc đã đề ra.

Sắp xếp thời gian 5
Bỏ qua những thứ khiến bạn mất tập trung trong khoảng thời gian học tập

5.3 Luôn ghi chú

Một trong những cách sắp xếp thời gian hợp lý học sinh, sinh viên chính là trong cặp luôn phải có một quyển sổ tay ghi chú. Nó chính là trợ thủ đắc lực để giúp bạn ghi lại những yêu cầu, nhiệm vụ được giáo viên giao trên lớp.

Không nên nghĩ bản thân có trí nhớ siêu phàm có thể nhớ được tất cả, bởi có những việc bạn sẽ quên ngay sau khi kết thúc môn học. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay ghi chép bên người bạn nhé!

5.4 Cài đặt báo thức

Để có thể chủ động được thời gian cũng như bám sát theo kế hoạch đã đề ra bạn nên sắm cho mình một chiếc đồng hồ hẹn giờ. Bên cạnh việc “gọi” bạn dậy vào mỗi buổi sáng, chúng còn có tác dụng nhắc nhở bạn “đã đến giờ” để học.

5.5 Sắp xếp giờ học phù hợp

Thời điểm học rất quan trọng bởi nó quyết định năng suất và hiệu quả học tập. Theo khoa học, buổi sáng là thời điểm tốt nhất để học các môn xã hội và buổi chiều sẽ thích hợp với các môn tự nhiên hơn.

Nếu không thể tự mình sắp xếp giờ học hợp lý bạn có thể dùng các ứng dụng sắp xếp thời gian, nó sẽ giúp bạn tính toán, phân bổ thời gian cho các môn học. Đồng thời nó cũng sẽ nhắc nhở bạn ngồi vào bàn học khi đến giờ.

Xem thêm:
60 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về học tập, học hành rèn luyện
Top 15 quan điểm sống tích cực nhất mà bạn không thể bỏ qua
Ý chí là gì? 8 cách hay nhất giúp bạn rèn luyện ý chí

6. Những cách sắp xếp thời gian hiệu quả cho học tập, làm việc hợp lý cho người đi làm

Tương tự nhiên các bạn học sinh, sinh viên, người đi làm cũng cần phải biết sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để những khoảng thời gian riêng tư không bị chiếm dụng. Cùng tham khảo những cách cách sắp xếp thời gian vừa học vừa làm dưới đây để tự lên kế hoạch thời gian cho mình nhé!

6.1 Chắc chắn bạn phải có một cuốn sổ tay bên mình

Vừa nghe thì có vẻ không cần thiết nhưng nó lại là thứ quyết định cho việc sắp xếp thời gian có thành công hay không. Một cuốn sổ tay để ghi lại hết những kế hoạch của bạn, những công việc trong ngày mà bạn cần làm. Đừng nghĩ rằng mình có thể tự nhớ mà chủ quan, sổ tay là thứ quan trọng để bạn không bỏ quên những việc quan trọng nhất của bản thân.

6.2 Sắp xếp thời gian học tập, công việc thật cẩn thận để không trùng nhau

Bạn có lẽ sẽ không muốn mình phải cùng làm hai việc trong cùng một thời gian đâu nhỉ? Hãy sắp xếp kế hoạch cho hợp lý, tránh phải hoàn thành nhiều công việc trong cùng một mốc thời gian.

Hãy nhìn vào cuốn tay của bạn trước khi đồng ý cam kết cho việc gì, để xác định chính xác bạn cần bao nhiêu thời gian cho việc đó, và bạn có rảnh để làm việc đó hay không.

6.3 Biết cách ưu tiên việc quan trọng trước

Chắc chắn sẽ có những công việc quan trọng mà bạn phải làm trước hoặc ưu tiên thực hiện nó trước, hãy lập kế hoạch những việc đó trước. Ghi chú trong sổ tay những việc đó trên đầu, gạch dưới công việc quan trọng này để bản thân không quên, từ đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho những công việc quan trọng và dễ dàng tính thời gian cho những công việc phía sau

6.4 Hãy chắc chắn bạn hoàn thành công việc đúng lúc

Đương nhiên trong công việc bạn phải biết hoặc ước lượng được mình cần bao nhiêu thời gian để có thể hoàn thành công việc, hãy chắc chắn không bị sao nhãng và hoàn thành công việc nhanh nhất hoặc trong thời gian cho phép.

Bạn phải sử dụng thời gian hợp lý, lên kế hoạch thời gian kỹ càng cho từng thời gian, nắm rõ thời gian cho từng công việc để hoàn thành công việc đúng lúc. Nếu không thì chính bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh việc này chưa xong, việc khác đã tới.

Sắp xếp thời gian 6
Hoàn thành công việc đúng giờ

6.5 Tận dụng được thời gian trống

Sẽ có những lúc rảnh rỗi trong ngày, giờ giải lao hay giờ ăn trưa hãy tận dụng khoảng thời gian này một cách hiệu quả. Hãy tranh thủ thời gian này để đọc một quyển sách hay kiểm tra email, xem lại tiến độ những công việc mà bạn đã hoàn thành trong ngày, phải làm những việc gì tiếp theo.

Đối với sinh viên, học sinh thì xem lại các kiến thức đã học trước khi bắt đầu môn học khác, còn với những người đi làm thì bắt tay vào công việc tiếp cũng là một ý kiến không tồi.

6.6 Không ôm hết tất cả công việc

Sẽ có lúc bạn nghĩ rằng mình có thể làm tất cả các công một cách tốt nhất, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chấp nhận rằng mình chỉ có tập trung vào một công việc mà thôi. Ôm đồm quá nhiều sẽ dẫn đến khiến ta đi chệch khỏi quỹ đạo làm việc.

6.7 Luôn có thời gian dự phòng cho mỗi công việc

Luôn luôn có kế hoạch B dự phòng, hãy để dư ra một chút thời gian trong khi đang làm việc mà bạn nghĩ rằng cần nhiều thời gian để hoàn thành. Những khoảng dư thời gian đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc, học tập. Và nếu hoàn thành công việc trước thời gian dự kiến bạn lại có thêm một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và khoảng thời gian này tương đối quan trọng bởi chẳng ai biết được rằng liệu có việc đột xuất nào sẽ diễn ra nữa hay không.

6.8 Nhờ giúp đỡ

Dù biết rằng bản thân đã lên kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc hay học tập rất kỹ càng, nhưng sẽ có một số lúc bạn không thể tránh khỏi những rắc rối lặt vặt, đó cũng chính là lúc chúng ta cần sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.

Nhờ bạn bè hoặc người thân giúp bản thân làm những việc nhỏ nếu cần thiết. Nó sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho bạn. Và đừng tự ái hay sĩ diện để rồi bạn phải tự làm những việc không đáng trong khi bạn đang có 1 tuần đầy bận rộn.

6.9 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác

Và để chắc chắn bạn không quên những công việc quan trọng hay thời gian để làm việc, bạn nên có sử dụng một chiếc smartphone để báo cho bạn biết sắp tới thời gian cho công việc hay học tập. Thậm chí nó còn giúp bạn thức dậy đúng giờ vào buổi sáng, hãy đặt các thông báo hiển thị ra màn hình chính điều này sẽ khiến bạn không bỏ lỡ một việc gì quan trọng trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể tìm cho mình những phương pháp sắp xếp thời gian hiệu quả, hợp lý khác phù hợp với việc học tập hay làm việc của bản thân.

Xem thêm:
Cách hình thành những thói quen tốt từ khi còn trẻ
EQ là gì? EQ cao và thấp ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào
Học cách phát triển bản thân để đến gần hơn với đỉnh cao

7. Cách sắp xếp thời gian biểu khi có con nhỏ

Đối với các mẹ sau sinh, việc lên kế hoạch sắp xếp thời gian để chăm sóc con nhỏ cũng như bản thân là vô cùng quan trọng. Bởi các bà mẹ thường hay dành toàn bộ thời gian để quan tâm, chăm lo cho bé yêu mà quên mất bản thân cũng cần được yêu thương.

Sắp xếp thời gian 7
Sắp thời gian chăm sóc cho nhỏ hợp lý bạn sẽ có thời gian dành cho bản thân mình

Vậy những cách sắp xếp thời gian khi có con nhỏ như thế nào là hợp lý nhất? Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mỗi bà mẹ sẽ có những cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang loay hoay thì có thể tham khảo gợi ý về cách sắp xếp thời gian biểu khi có con nhỏ dưới 1 tháng tuổi dưới đây (những bé trong từng độ tuổi khác, bạn có thể linh động thay đổi giờ giấc để phù hợp sự phát triển của bé cũng như thời gian, công việc của mẹ).

  • 6 giờ sáng: Con ngủ dậy và bú mẹ. Sau đó ngủ lại. Vào cuối tuần, bạn có thể vắt sữa trước ra bình và đến khoảng 6 giờ thì nhờ người thân cho bé bú để có thêm thời gian nghỉ ngơi.
  • 9 giờ sáng: Bé thức bú sữa mẹ tiếp. Bé sẽ thức chơi khoảng 30 phút hoặc hơn. Lúc này, bạn sẽ thay bỉm và vệ sinh cho bé, đặt bé trên giường hoặc nôi, vừa ăn sáng vừa nói chuyện với bé. Sau đó bé lại ngủ.
  • 11 giờ 30 phút: Đánh thức bé dậy cho bé bú. Sau đó có thể đẩy xe đẩy cho bé đi dạo, vừa đi vừa nói chuyện với bé.
  • 12 giờ 30 phút: Mẹ thay bỉm cho bé và bé ngủ trưa, trong khi đó mẹ ăn bữa trưa và dọn dẹp bát đĩa.
  • 2 giờ chiều: Bé thức và lại bú mẹ tiếp. Sau đó, bé có thể thức 1 - 2 tiếng hoặc ngủ lại. Mẹ nên thay bỉm cho bé lần nữa.
  • 5 giờ chiều: Bé dậy và bú sữa mẹ. Sau đó ngủ. Mẹ có thể cho bé tắm khoảng thời gian này nếu bé còn thức.
  • 7 giờ tối: Bé dậy, bú sữa mẹ.
  • 8 giờ 30 phút tối: Bé bú mẹ và thức chơi vài tiếng. Lúc này, ba mẹ trò chuyện với bé hoặc đọc truyện, cho bé nghe nhạc du dương.
  • 10 giờ 30 phút tối: Bé dậy và bú mẹ. Bé sẽ thức khoảng 30 phút trước khi ngủ lại
  • 3 giờ sáng hôm sau: Bé dậy và bú mẹ. Nếu thấy bỉm bé nặng, có thể thay bỉm.

8. Cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh cho người bận rộn

Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân bởi nó vừa phục vụ trong giao tiếp hàng ngày vừa là trợ thủ đắc lực trong công việc. Tuy nhiên, khác với học sinh, sinh viên, người đi làm muốn học tiếng Anh cần phải phụ thuộc vào đặc thù công việc. Vì thế, việc sắp xếp thời gian học tiếng Anh cho người đi làm cũng khá khó khăn.

Nhưng ới niềm đam mê và tinh thần ham học, hẳn sẽ không có khó khăn nào có thể cản bước thành công của bạn. Dưới đây là những tuyp nhỏ gợi ý cách sắp xếp thời gian học ielts dành cho người đi làm:

  • Người đi làm theo khung giờ hành chính (8 giờ sáng đến 5 giờ chiều): Nên đăng ký học tiếng Anh vào buổi tối ở các trung tâm; hoặc học theo hình thức đào tạo doanh nghiệp (tức là thuê giáo viên dạy cho toàn bộ cán bộ, nhân viên công ty trong thời gian nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc).
  • Người làm việc không có thời gian cố định nhưng không quá bận rộn: Có thể đăng ký học tiếng Anh tại trung tâm theo lịch sinh hoạt của mình; học thuê gia sư tiếng Anh về nhà để linh động trong công việc.
  • Người bận rộn và thường xuyên đi công tác: Nên thuê gia sư tại nhà để được linh động thời gian.
  • Tự học cũng là một phương pháp mà người đi làm có thể hướng đến. Bởi bạn hoàn toàn chủ động được thời gian, có thể học trong giờ giải lao, nghỉ trưa, hay lúc chờ đối tác….

Vì mỗi chúng ta đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày, vì thế hãy học cách phân bổ và sắp xếp thời gian hợp lý nhất để tăng năng suất công việc và bạn cũng có thể tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn.

Sưu tầm