Những kỹ năng cần thiết mà trẻ 2-3 tuổi cần phải có

(VOH) - Từ 2 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu có những bước tiến phát triển rõ rệt về ngôn ngữ, 3 tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển về các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm xã hội.

Bố mẹ cần quan tâm đến trẻ, cố gắng rèn luyện cho trẻ những kỹ năng cần thiết từ khi còn nhỏ, điều này sẽ giúp ít rất nhiều cho quá trình trưởng thành của trẻ sau này.

Những kỹ năng mà trẻ 2-3 tuổi cần có:

Trẻ 2 tuổi:

  • Kỹ năng vận động: Đá được một quả bóng, có thể chạy, dưới sự hỗ trợ của người lớn có thể bước lên cầu thang.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Có thể nói được một cụm 2-3 từ có nghĩa, ví dụ: “mẹ đi”, “bố về nhà”…, kể tên được 5 đối tượng trong sách khi có người lớn gọi tên, đã sử dụng được khoảng 50 từ.
  • Phát triển thị giác: Có khả năng xếp chồng 6 hình khối lên với nhau, mở các trang sách để xem.
  • Phát triển kỹ năng xã hội: tự chơi được một mình, thể hiện cảm xúc cáu kỉnh, ra hiệu khi muốn đi vệ sinh với bố mẹ,…

voh.com.vn-nhung-ky-nang-can-thiet-ma-tre-tu-2-3-tuoi-can-phai-co-0

Nên phát triển tư duy đọc sách ở trẻ. (Ảnh: Internet)

Trẻ 2 tuổi rưỡi:

  • Kỹ năng vận động: Có thể tự ném một quả bóng.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Đã có thể sử dụng hơn 200 từ, hiểu các giới từ đơn giản như: trong, sau, dưới…
  • Thị giác phát triển: bé có thể xâu hạt (dạng to) vào chuỗi vòng
  • Phát triển xã hội: tự gọi được tên đầy đủ và giới tính của mình; tự xúc được thức ăn bằng thìa.

Trẻ 3 tuổi:

  • Kỹ năng vận động: tự đứng được trên một chân; có khả năng đi lên cầu thang mỗi bước một chân; đã đi được xe 3 bánh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Gọi tên chính xác 8 hình ảnh trong một cuốn sách, hỏi rất nhiều những câu hỏi: tại sao, là gì…, đếm được đến 10
  • Phát triển thị giác: Lật từng trang sách một để xem, tạo ra một cây cầu từ những khối hình ghép
  • Kỹ năng xã hội: mặc và cởi quần áo đơn giản; chơi và chia sẻ với những bé khác.

voh.com.vn-nhung-ky-nang-can-thiet-ma-tre-tu-2-3-tuoi-can-phai-co-1

Trẻ cần được tạo môi trường vui chơi. (Ảnh: Internet)

3 tuổi là độ tuổi đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của bé. Đây chính là lúc não bộ của bé hoạt động mạnh nhất, phát triển khả năng tư duy cực cao. Ngoài ra, trẻ 3 tuổi còn làm được rất nhiều kĩ năng khác nữa. Bố mẹ nên tham khảo chi tiết hơn những kỹ năng mà trẻ 3 tuổi làm được dưới đây, nếu bé nhà bạn thể hiện được hết những điều sau, chứng tỏ bé đang phát triển rất tốt.

Về mặt ngôn ngữ             

Về mặt nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề)

  • Nói được tên và tuổi của bạn bè, bố mẹ.

  • Gọi được tên của hầu hết các món đồ quen thuộc.

  • Trả lời các câu hỏi đơn giản

  • Nói được những đoạn hội thoại từ 2 đến 3 câu.

  • Nói khá tốt để người lạ có thể hiểu phần lớn thời gian.

  • Hiểu những từ như 'trong', 'trên' và 'dưới'.

  • Có thể kể được một câu chuyện.

  • Các bé đã bắt đầu biết đặt các câu hỏi 'Tại sao' là một cột mốc phát triển bình thường của bé 3 tuổi.

  • Biết được một số màu sắc cơ bản

  • Nhận thức được giới tính và biết tuổi của mình

  • Bắt đầu tìm kiếm các cách đơn giản để giải quyết tranh luận, bất đồng.

  • Thực hiện được chỉ dẫn 2 hoặc 3 hành động.

  • Hiểu được khái niệm 'giống nhau' và 'khác nhau'.

  • Hiểu được khái niệm đếm và có thể đếm được vài con số.

  • Nhận thức được thời gian trong ngày (buổi sáng, trưa, chiều, tối).

  • Sắp xếp các đồ vật theo hình dạng và màu sắc.

  • Bắt chước vẽ lại được vòng tròn bằng bút chì hoặc sáp màu

  • Nhận biết và xác định các đối tượng, hình ảnh đơn giản.

  • Hoàn thành các câu đố phù hợp với lứa tuổi.

  • Nhớ và kể lại câu chuyện mà mình yêu thích.

  • Chơi giả vờ búp bê, thú vật, đồ chơi và người.

  • Vẽ lại với hai đến bốn bộ phận trên cơ thể.

 

Về mặt tình cảm, xã hội Về mặt cử chỉ, hành động
  • Trẻ ít khóc, ít giận dữ hơn khi bị bố mẹ để lại ở trường học mẫu giáo.

  • Biết quan tâm, an ủi khi thấy một người bạn không vui.

  • Biết chia sẻ, nhường nhịn bạn bè khi chơi cùng nhau.

  • Thể hiện tình cảm với các bạn một cách chủ động không cần người lớn gợi ý.

  • Thể hiện cảm xúc phong phú.

  • Hòa nhập, chơi đùa với nhiều bạn bè hơn.

  • Ý thức và nhạy cảm hơn với cảm xúc của người khác.

  • Dễ dàng xa cách cha mẹ.

  • Có thể cảm thấy khó chịu hoặc buồn khi phải thay đổi thói quen nào đó.

  • Lật sách từng trang một.

  • Tự xúc ăn.

  • Biết đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo với sự giúp đỡ nhỏ của bố mẹ.

  • Biết giúp mẹ một số việc nhà như xếp gọn đồ chơi và cho vào thùng, lau sạch chỗ ngồi sau khi ăn xong...

  • Xây dựng được tháp với trên 4 khối hình.

  • Lên xuống cầu thang, mỗi chân một bước.

  • Đứng được trên 1 chân trong khoảng 5 giây.

  • Đi tiến hoặc lùi một cách dễ dàng và nhanh chóng.

  • Ném và bắt một quả bóng.

  • Chạy nhảy dễ dàng.

  • Đạp được xe 3 bánh.

  • Leo trèo thành thạo.

  • Có thể vặn và mở nắp đậy

Lưu ý:

Nếu trẻ 3 tuổi có những biểu hiện sau thì bố mẹ cần tìm biện pháp giải quyết hoặc xin lời khuyên của bác sĩ ngay nhé:

  • Không cầm được bút chì, không thể vẽ lại được một vòng tròn tương đối
  • Không thể ném hoặc bắt bóng, không đi được xe đạp 3 bánh
  • Không xếp được 4 khối hình chồng lên nhau
  • Nói không rõ ràng hoặc không thể nói được một câu nhiều hơn 3 từ
  • Thường ngã và gặp khó khăn khi leo cầu thang
  • Không thích chơi đùa với những đứa trẻ khác
  • Không hiểu những chỉ dẫn đơn giản
  • Không tiếp xúc bằng mắt
  • Không bắt chước hoặc chơi được các trò chơi giả vờ
  • Không trả lời câu hỏi từ phía những người lạ

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà mỗi đứa trẻ sẽ phát triển khác nhau, do đó những yếu tố trên chỉ mang tính chất tương đối, các mẹ cũng không nên áp đặt chính xác là khi nào và làm thế nào để trẻ có thể thực hiện các kỹ năng một cách hoàn thiện.