Chùa Huyền Không Sơn Thượng - nơi được mệnh danh ‘tiên cảnh chốn trần gian’

Đặt chân đến Huyền Không Sơn Thượng du khách sẽ bắt gặp một không gian thật yên tĩnh, cảnh quan kỳ ảo đẹp như trong chuyện cổ tích.

Nằm cách cố đô Huế 14 cây số, về hướng Tây sẽ có một ngôi chùa nằm ở thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa nằm giữa một rừng thiên với cái tên rất hay đó là Huyền Không Sơn Thượng. Đây có thể nói là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của thành phố Huế. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy hoa súng tím ngát đưa khách vào Thanh Tâm Viên, sân trước tòa Phật điện và đây là ngôi chùa đi theo Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo Nam Tông.

Sơ nét về chùa Huyền Không Sơn Thượng

Từ trung tâm thành phố, vượt qua cầu Tràng Tiền đi về phía chùa Thiên Mụ, qua Văn Thánh, men theo con đường nhỏ đi lên núi Chằm, du khách sẽ bị hút hồn bởi vẻ đẹp thanh tịnh, nét huyền ảo ẩn hiện trong sương sớm của ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ẩn mình thật lặng lẽ trong một khu rừng Vạn tùng sơn.

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-1

Chùa Huyền Không Sơn Thượng – chốn bồng lai của cõi nhân gian (Nguồn: Internet)

Những kiến trúc sư xây dựng lên ngôi chùa này có thể nói là đã hiểu rõ giá trị kiến trúc cổ xưa và tầm quan trọng không thể thiếu của thiên nhiên. Đây chính là hai yếu tố tạo nên nét đẹp rất riêng mà chúng ta không thể nào bắt gặp ngoài Huyền Không Sơn Thượng. Chính điện mang lối kiến trúc nhà rường truyền thống của đất cố đô, lấy sự hòa hợp với thiên nhiên, với hồn dân tộc làm ý nghĩa chủ đạo. Ở đây, vai trò tín ngưỡng được làm nhẹ đi để chỉ tập trung vào không gian thiền tĩnh lặng.

Lịch sử hình thành

Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà Nước – nhà chùa xin cấp 50 ha để trồng cây gây rừng. Tuy việc mưu sinh ở thời gian đầu khá là vất vả nhưng các sư và các chú ở chùa đã không ngại gian lao, khó nhọc cùng với quý Phật tử có lòng đã cùng xây dựng nên ngôi chùa khang trang như   ngày hôm nay. Riêng phần trồng rừng thì chùa phải thuê thêm nhân công bên ngoài mới có thể theo kịp tiến độ. Trải qua 17 năm, từ một vùng đồi núi hoang hóa, khô cằn, không một bóng cây cao, bây giờ cây rừng đã phủ màu xanh bạt ngàn, tàn cao bóng lớn – tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-2

Chùa Huyền Không Sơn Thượng có lịch sử hình thành rất lâu đời (Nguồn: Internet)

Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở đâu

Nằm cách cố đô Huế chừng hơn 10km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Để đến được Huyền Không Sơn Thượng , du khách phải đi qua chùa Thiên Mụ, theo con đường dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ, rồi đi khoảng hơn 1km nữa rồi rẽ phải vào thôn Đồng Chầm. Qua cổng này chừng 200 mét, bên phải có một tấm biển chỉ đường, theo lộ trình này, gần 3km nữa là đến núi Triều Sơn Phương tức Huyền Không Sơn Thượng.

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-3

Huyền Không Sơn Thượng -  Tiên cảnh giữa núi rừng (Nguồn: Internet)

Tuy đường đi có hơi ngoằn ngoèo phức tạp nhưng quý khách sẽ được ngắm nhìn một khung cảnh thật sự tuyệt vời của thiên nhiên nơi đây. Càng vào sâu trong rừng thì du khách lại càng chìm đắm trong một không gian tĩnh lặng và yên bình giống như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy. Đặt chân đến Huyền Không Sơn Thượng du khách sẽ bắt gặp một cảnh quan kỳ ảo đẹp như trong chuyện cổ tích. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy hoa súng tím ngát đưa khách vào Thanh Tâm Viên, sân trước tòa Phật điện.

Nét đẹp kiến trúc

Chùa Huyền Không Sơn Thượng có tổng diện tích khoảng 10.000 mét vuông và được chia làm hai không gian chính gồm: Ngoại Viện và Nội Viện

  1. Ngoại viện

Ở khu vực ngoại viện thì sẽ bao gồm những công trình kiến trúc như: Chánh điện, Am mây tía, Nghinh Lưng Đình, Nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường (nhà trù), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng, Cốc liêu chư Ni các công trình phụ…

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-4

Một tượng Phật bằng đồng rất đẹp (Nguồn: Internet)

  • Chánh điện: Do Huyền Không Sơn Thượng theo trường phái Bắc Tông nên chánh điện chỉ thờ Phật Sakyā Muni (Thích-ca Mâu-ni) và thờ Xá-lợi Phật cùng Xá-lợi chư vị Thánh Tăng đây được sử dụng làm chỗ tọa thiền. Lấy gỗ làm vật liệu chính để tạo nên những nét đẹp thật hài hòa với thiên nhiên. Tất cả những đường nét đều đậm nét của kiến trúc Huế tinh xảo và tỉ mỉ.
  • Am mây tía: hay còn có tên gọi khác là Tử Vân am. Đây chính là nơi  làm việc, tiếp khách của sư trụ trì mỗi khi có khách đến thăm. Xung quanh am được trồng 5 khóm trúc vàng rất đẹp, tạo ra một không gian vô cùng tươi mát. Am Mây Tía mang vóc dáng đồng bộ với ngôi chánh điện, kiến trúc mở để thiên nhiên, cây lá, cỏ hoa tràn vào nhà.
  • Nghinh Lương Đình: Một gian rộng chừng 50m2 được các sư tận dụng để trưng bày thư pháp Việt, Hán; đôi khi điểm xuyết hội họa, tranh tượng, ảnh nghệ thuật, hoa, cây cảnh… Với ngói móc, ba mặt để trống, không gian mở được thiết kế với mục đích là nơi dừng chân, ngồi nghỉ, uống trà, đàm đạo của khách thập phương.
  • Nhà khách: Diện tích chừng 60m2, nằm bên sau Nghinh Lương Đình gồm có 1 phòng lớn và 4 phòng nhỏ, dành cho 5, 7 Phật tử hoặc khách xa tạm thời nghỉ lại khi có công việc. Vật liệu cũng ngói và gỗ tạm bợ là nơi Phật tử hoặc khách xa tạm thời nghỉ lại khi có công việc.
  • Tĩnh trai đường: Có diện tích chừng 120m2 dùng để làm nhà bếp, nhà thọ trai cho Chư Tăng và chúng điệu. Bây giờ đã được thay bằng một sàn gác đồng bộ với khung cảnh tiện nghi hơn.
  • Cốc liêu Chư Tăng: Thường được dành cho các vị tỳ-kheo hoặc sa-di lâu năm, lớn tuổi.
  • Cốc liêu Chư Ni: Thường dành riêng cho chư ni và tu nữ ở xa đến tu học, hành thiền.
  • Các công trình phụ sẽ là khu vực dành cho Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ sinh hoạt có giếng nước, bể chứa, máy bơm nước và hệ thống dây dẫn đến các nơi để phục vụ nhu cầu thiết yếu. Sau khi thiền đường hoàn thành, một hệ thống đường đi lối lại cũng phải được tính toán, thực hiện sao cho mỹ quan và tiện ích. Các loại cây trồng ở vùng này cần phải chọn lựa kỹ vì chúng là linh hồn của Rừng Thiền.
  1. Nội viện

Nếu như ngoại viện là nơi dành cho các Phật tử các giới lui tới học đạo, làm phước, cúng dường,… cũng như là nơi để cho khách thập phương có chỗ tham quan, du lịch văn hóa, thì nội viện là nơi hoàn toàn dành cho sự tĩnh tu. Nơi đây sẽ  hoàn toàn biệt lập hoàn toàn với thế giới xung quanh. Chỉ có hành giả tu tập Samatha (thiền định, thiền chỉ) và Vipassanā (thiền quán, tuệ quán, minh sát) mới có thể đến đây mà thôi. Mô hình tương trợ các Rừng Thiền ở Thailand và Myanmar, chưa hề có ở Việt Nam. Thiền định và thiền tuệ giúp con người ổn định tâm sinh lý, điều hòa âm dương thủy hỏa (tâm bình, khí hòa), làm lắng dịu, tiêu tan tất cả phiền lụy, đau khổ và mọi căn bệnh nguy khốn của thời đại. Đây là con đường tự cứu mình và cứu đời mà Phật giáo có thể hiến tặng cho nhân loại một cách vô công, vô danh và vô vị lợi…

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-5

Nội viện là nơi tu tập của các thiền sư (Nguồn: Internet)

  1. Không gian nghệ thuật
  • Vườn cỏ đá nổi bật với tượng Phật nặng 3 tấn nằm trên một trụ đá búp sen cao 3 mét, dưới chân là hai chiếc hồ con có hình dáng 2 lá sen cách điệu. Một động đá, bên trong có tượng Phật khổ hạnh. Ngay cạnh đấy là vườn Lộc giả được thiết kế biểu tượng bằng đá trắng có vòng tròn chuyển pháp luân. Trước mặt là 5 tảng đá có mặt bằng để trống, tượng trưng 5 chỗ ngồi của 5 ngài Kiều Trần Như thính pháp.
  • Có 5 hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, nơi mà bạn có thể đắm chìm vào trong sự thanh tĩnh, thả hồn vào thiên nhiên đầy thơ mộng. Hiện nay mới xây dựng 3 hồ.

voh.com.vn-chua-huyen-khong-son-thuong-6

Hồ Nguyệt Đàm hiện lên thật đẹp với màu tím của hoa súng (Nguồn: Internet)

  • Thủy Nguyệt Đàm
  • Sơn Ảnh Hồ
  • Vọng Oa Đàm
  • Thư pháp đình: Đối diện với đồi thông, bên kia của Sơn Ảnh Hồ. Đình này trước đây có cấu trúc rất đơn giản, được xây dựng bằng tre, giờ đây đã được thiết kế bán kiên cố hơn rất nhiều. Thư pháp đình chính là nơi quanh năm chưng bày thư pháp với những câu thơ được thay đổi theo mùa tiết, hội lễ trong năm.

Kinh nghiệm đi chùa Huyền Không Sơn Thượng

  • Với chùa Huyền Không Sơn Thượng thì bạn có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm. Vào ngày thường thì không gian nơi đây sẽ có phần yên tĩnh hơn rất nhiều. Nếu như bạn đến chùa vào ngày lễ, hay dịp Tết thì bạn sẽ bắt gặp cảnh náo nhiệt, tiếng cười nói vang vọng cả núi rừng.
  • Khi lên chùa bạn có thể đi cùng với một người dân địa phương và trong trường hợp bạn không tìm thấy đường đi thì bạn hãy hỏi mọi người xung quanh để tránh đi lạc bạn nhé!
  • Nên mặc quần áo dài tay khi vào tham quan chùa, cũng như tạo sự thuận tiện khi các bạn tiến hành lễ Phật.
  • Nên thoa một ít kem chống côn trùng để bảo vệ bạn khỏi các muỗi và côn trùng đốt.

Trên đây là toàn cảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật bổ ích.

5 địa điểm đặc trưng khi du lịch quần đảo Koh Samui của Thái Lan: Koh Samui là một quần đảo tuy còn khá hoang sơ nhưng vẫn có nhiều du khách chọn đây là đích đến cho kỳ nghỉ của mình. Vậy hãy cùng điểm qua top 5 điểm thú vị của Koh Samui thôi nào!
Đi du lịch tại làng Thổ Hà - Bắc Giang có gì thú vị? Làng Thổ Hà thuộc tỉnh Bắc Giang mang nét đẹp truyền thống của làng quê Việt xưa cũ. Nơi đây mang đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng cho du khách đến thăm quan.