Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 4: Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt (Lắ...

Bài 4: Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt (Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình)

Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt (Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình) môn Văn 6 bộ sách giáo khoa CTST một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu

Xem thêm

Bài tập 1: (trang 27 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

 Từ đơn: vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, một, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình

Từ ghép : Chú bé, tráng sĩ, oai phong, vang dội, áo giáp

Từ láy : lẫm liệt

Bài tập 2: (trang 27 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Từ ghép: giã thóc, giần sàng, bắt đầu, dự thi, nồi cơm, cán cung, dây lưng

Từ láy:nho nhỏ, khéo léo

Bài tập 3: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

con ngựa, ngựa đực

ngựa sắt, sắt thép

Kì thi, thi đua

áo quần, áo giáp, áo dài

Bài tập 4: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

nho nhỏ, nhỏ nhắn

khoẻ khoắn

óng ánh (từ láy đặc biệt, vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu).

dẻo dai

Bài tập 5: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Thoăn thoắt: từ láy tượng hình (gợi ra hình ảnh) diễn tả nhịp độ mau lẹ, dáng vẻ linh hoạt của người dự thi, giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh khỏe mạnh, sung sức của thanh niên dự thi và không khí hào hứng của cuộc thi sự khéo léo, 

Nhanh chóng: từ ghép, chỉ sự khẩn trương nhưng chưa đến mức mau lẹ, cũng chưa làm nổi bật sự khỏe mạnh, sung sức...

-> Thoăn thoắt là hợp lý

Bài tập 6: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Khéo léo: thể hiện mức độ cao về sự chính xác, uyển chuyển, tinh tế của động tác "cắm"

 Khéo: biết làm những động tác thích hợp để tạo ra sản phẩm đẹp mắt. Tuy nhiên chưa thể hiện được sự uyển chuyển, tinh tế

-> Khéo léo phù hợp hơn

Bài tập 7: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

1- c

2- e 

3-d

4-b

5-a

Bài tập 8: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Từ khi có gươm báu, khí thế của nghĩa quân Lam Sơn tăng lên gấp bội khiến cho giặc chết như ngả rạ. 

Bài tập 9: (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Nước: Nước chảy đá mòn

Mật:  Mật ngọt chết ruồi

Ngựa: ngựa quen đường cũ

Nhạt: Nhạt như nước ốc

Viết ngắn: ( trang 29 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Sau khi học xong văn bản truyền thuyết Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về lịch sử đất nước chống giặc ngoại xâm. Gióng là một cậu bé sinh ra kì lạ, khi sinh ra cậu không biết nói cười đặt đâu nằm đó. Nhưng tiếng nói đầu tiên của cậu lại là tiếng nói đi đánh giặc. Cho thấy cậu là người rất yêu nước. Khi giặc xâm chiếm, ba mẹ Gióng nuôi cậu rất vất vả cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc xong đã căng đứt chỉ. Lúc này bà con hàng xóm đã vui lòng gom góp gạo nuôi chú, cho thấy nhân dân ta có một tinh thần đoàn kết rất cao. Khi đang đánh giặc bỗng nhiên roi sắt gãy . Gióng bình tĩnh sự lí tình huống rất hay. Cậu đã nhanh trí nhổ các bụi tre bên đường rồi quật túi bụi vào giặc. Qua văn bản Thánh Gióng cho thấy nhân dân ta rất yêu nước sẵn sàng đánh giặc khi còn là cậu bé nhỏ tuổi.


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – Quận Bình Tân

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Nghĩa của từ là gì? Các cách giải nghĩa của từ trong tiếng Việt
Đóng vai Bánh Chưng, Bánh Giầy tự kể về sự tích của mình