Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 10»Liên Kết Hóa Học»Quy tắc hóa trị là gì? Các dạng bài tập ...

Quy tắc hóa trị là gì? Các dạng bài tập vận dụng quy tắc hóa trị

Khi bắt đầu làm quen với môn hóa học, bên cạnh việc tìm hiểu các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, các em học sinh cũng cần ghi nhớ quy tắc hóa trị của các nguyên tố ấy.

Xem thêm

Quy tắc hóa trị là nguyên tắc quan trọng trong hóa học lớp 10, nó giúp xác định số điện tử hóa trị của nguyên tử. Và giúp dự đoán phản ứng hóa học của các chất với nhau. Việc hiểu và áp dụng quy tắc hóa trị giúp các em học sinh giải bài tập và hiểu rõ hơn về tính chất hóa học của các nguyên tố và hợp chất. Cùng VOH Giáo dục tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé: 

1. Hóa trị của một nguyên tố là gì?

Quy ước xác định:

  • Gán cho H hoá trị I, lấy hóa trị của H làm đơn vị, ghi là H(I)
  • Một nguyên tử của nguyên tố liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro ⇒ nguyên tố đó có hoá trị bấy nhiêu.

Ví dụ 1: Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với Hiđro

Phân tử
Số nguyên tử H1Cl liên kết 1H1O liên kết 2H1S liên kết 2H1N liên kết 3H    1C liên kết 4H
Hóa trị nguyên tố Cl(I)O(II)S(II)N(III)

C(IV)

Hóa trị của H là 1 đơn vị ghi là H(I)

Hóa trị của O là 2 đơn vị ghi là O(II) 

Có thể xác định hóa trị của các nguyên tố dựa vào khả năng liên kết của chúng với Hiđro hoặc Oxi

Ví dụ 2: Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với Oxi

Phân tử
Khả năng liên kết2Na có khả năng liên kết như 1O (bằng 2 đơn vị)1Ca có khả năng liên kết như 1O (bằng 2 đơn vị)1C có khả năng liên kết như 2O (bằng 4 đơn vị)
Hóa trị nguyên tố Na(I)Ca(II)C(IV)

Ví dụ 3: Hóa trị của nhóm nguyên tử

Phân tử
Khả năng liên kết liên kết 1Hliên kết 2H1OH liên kết 1H
Hóa trị nguyên tố (I)(II)OH(I)

Kết luận: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

2. Quy tắc hóa trị

Xét phân tử tổng quát: 

A có hóa trị a; B có hóa trị b

x, y là chỉ số của A, B trong phân tử

 ax=by

Ví dụ:

B là 1 nguyên tố
Phân tửax = by
III 1
IV 1

II 

B là nhóm nguyên tử 
Phân tửax = by
II  1 2
 2II  1

3. Vận dụng quy tắc hóa trị

3.1. Dạng 1: Tính hóa trị của một nguyên tố trong phân tử

Phân tử Quy tắc hóa trị 

3.2. Dạng 2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

Hợp chất tạo bởi Công thức chung Quy tắc hóa trị CTHH

3.3. Dạng 3: Lập công thức hóa học của hợp chất thông qua hợp chất trung gian

Ví dụ 1: Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức là , hãy chọn công thức hóa học đúng của hợp chất tạo bởi Fe và (II)

Ví dụ 2: Theo hóa trị của Cu trong hợp chất có công thức là CuO, hãy chọn công thức hóa học đúng của hợp chất tạo bởi Cu và Cl(I)

4. Cách ghi nhớ hóa trị của nguyên tố dễ dàng nhất

4.1. Học hóa trị theo bảng nguyên tố hóa học

Dựa theo bảng nguyên tố hóa học, các em có thể ghi nhớ kí hiệu hóa học và số hóa trị của từng nguyên tố đó.

Một số nguyên tố hóa học 

Số proton Tên nguyên tốKí hiệu hóa họcNguyên tử khốiHóa trị 
1Hiđro H1I
2HeliHe4 
3LitiLi7I
4BeriBe9II
5BoB11III
6CacbonC12IV, II
7NitơN14III, II, IV...
8OxiO16II
9FloF19I
10Neon Ne20 
11NatriNa23I
12MagieMg24II
13NhômAl27III
14SilicSi28IV
15PhotphoP31III, V
16Lưu huỳnhS32II, IV, VI
17CloCl35.5I...
18AgonAr39.9 
19KaliK39I
20CanxiCa40II
24CromCr52I, II...
25ManganMn55II, IV, VII..
26SắtFe56II, III
29ĐồngCu64I, II
30KẽmZn65II
35BromBr80I...
47BạcAg108I
56BariBa137II
80Thủy ngân Hg201I, II
82ChìPb207II, IV

Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử 

Tên nhómHóa trị Tên nhómHóa trị 
Hiđroxit (-OH)ICacbonat  II
Nitrat IPhotphat III
Sunfat II  
Nhóm các nguyên tố có 1 hóa trịHóa trị IH, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br
Hóa trị IIBe, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg
Hóa trị IIIB, Al
Hóa trị IVSi
Nhóm các nguyên tố có nhiều hóa trị

Cacbon: IV, II

Chì: II, IV

Crom: III, II

Nito: III, II, IV

Photpho: III, V

Lưu huỳnh: IV, II, VI

Mangan: IV, II, VII…
Nhóm nguyên tử

Hóa trị I gồm: OH (hidroxit),  (nitrat)

Hóa trị II gồm:  (cacbonat),  (sunfat)

Hóa trị III gồm:  (photphat)

4.2. Học hóa trị theo bài ca hóa trị

Để có thể ghi nhớ dễ dàng số hóa trị của rất nhiều nguyên tố, các bài ca hóa trị có vần điệu như một bài thơ sẽ giúp các em có hứng thú và ghi nhớ hiệu quả hơn.

Hóa về chị chẳng cho về,

Chị nắm vạt áo chị đề bài thơ.

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H),

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài.

Là hoá trị I em ơi,

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca).

Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan về hóa trị và quy tắc hóa trị VOH Giáo dục chia sẻ đến các em học sinh. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho các em học sinh trong quá trình tự học và ôn tập làm bài tập liên quan đến chuyên đề quy tắc hóa trị. 


Bài viết được biên soạn bởi Giáo viên. TrầnThị Phương (Tổ Hóa Học).

Trường TH - THCS - THPT Lê Thánh Tông.

Tác giả: VOH