Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Phép Nhân Và Phép Chia Các Đa Thức»Bình phương của một hiệu là gì? Phát biể...

Bình phương của một hiệu là gì? Phát biểu, cách tính và ví dụ

Bài viết sẽ mang đến các em học sinh tất cả kiến thức liên quan đến bình phương của một hiệu - một trong 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và các dạng bài tập ví dụ minh họa có lời giải.

Xem thêm

Bình phương của một hiệu là một trong bảy hằng đẳng thức đáng nhớ rất quan trọng trong chương trình học. Vậy hằng đẳng thức bình phương của một hiệu có gì đặc biệt và có các dạng bài tập nào liên quan? Hãy cùng tìm hiểu nhé.


1. Bình phương của một hiệu là gì?

Bình phương của một hiệu chính bằng số thứ nhất bình phương trừ đi tích hai lần số thứ nhất và số thứ hai cộng với số thứ hai bình phương. Nghĩa là:

(m – n)2 = m2 – 2mn +n2

Ví dụ: (m – 3)2 = m2 – 2.3.m + 32 = m2 – 6m + 9

2. Một số tính chất của bình phương của một hiệu

- Bình phương của một hiệu luôn lớn hơn hoặc bằng 0 vì một số bình phương luôn không âm, tức là:

Từ đây ta suy ra

Dấu "=" xảy ra <=> m - n = 0 => m = n

Ví dụ:

Dấu "=" xảy ra <=> m - 2 = 0 <=> m = 2

- Bình phương của một hiệu với hiệu đó là số thứ nhất trừ đi số thứ hai bằng bình phương của một hiệu với hiệu đó là số thứ 2 trừ đi số thứ nhất

 (m-n)2 = (n-m)2

Ví dụ: (m - 5)2 = (5 - m)2 = 25 - 10m + m2

3. Một số công thức mở rộng của hằng đẳng thức bình phương của một hiệu

(m – n )2 = (m + n)2 – 4mn

( m – n – p)2 = m2 + n2 + p2 -2mn – 2np – 2pm

4. Một số dạng bài tập về bình phương của một hiệu

4.1. Dạng 1: Đưa biểu thức về dạng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu

*Phương pháp giải: Áp dụng công thức bình phương của một hiệu và công thức mở rộng để là được bài toán

Ví dụ: Đưa biểu thức sau về dạng bình phương của một hiệu

m2 – 4m + 4 = m2 -2.2.m +22 = (m – 2)2

Bài tập luyện tập

Đưa biểu thức sau về dạng bình phương của một hiệu:
a) m2 - 24m + 144

b) 16m2 - 16m + 4

c) 49 - 14m + m2

d) 144 - 48m + 4m2

e) n2 - 22m + 121

f) m2 - n2 - 4 - 2mn - 4n - 4m

ĐÁP ÁN

a) m2 - 24m + 144 = m2 - 2.m.12 + 122 = (m - 12)2

b) 16m2 - 16m + 4 = (4m)2 - 2.4m.2 + 22 = (4m - 2)2

c) 49 - 14m + m2 = 72 - 2.7.m + m2 = (7 - m)2

d) 144 - 48m + 4m2 = 122 - 2.12.2m + (2m)2 = (12 - 2m)2

e) n2 - 22m + 121 = n2 - 2.n.11 + 112 = (n-11)2

f) m2 + n2  + 4 - 2mn - 4n - 4m = m2 + n2 + 22 -2.m.n - 2.2.n - 2.2.m = (m - n - 2)2

4.2. Dạng 2: Tách hằng đẳng thức thành các phần tử

*Phương pháp giải: Áp dụng công thức bình phương của một hiệu và công thức mở rộng để là được bài toán

Ví dụ: (2m - 2)2 = (2m)2 - 2.2m.2 + 22 = 4m2 - 8m + 4

Bài tập luyện tập

Tách các hằng đẳng thức sau thành các phần tử

a) ( 2 - 3m)2

b) (m - 15)2

c) ( 2n - 9)2

d) ( m - 9 - n )2

e) ( -2m +2 )2 

ĐÁP ÁN

a) ( 2 - 3m)2 = 22 -2.2.3m + (3m)2 = 4 - 12m + 9m2

b) (m - 15)2 = m2 -2.m.15 + 152 = m2 - 30m + 225

c) ( 2n - 9)2 = (2n)2 - 2.2n.9 + 92 = 4n2 - 36n + 81

d) ( m - 3 - n )2 = m2 + 32 + n2 - 2.3.m - 2.3.n - 2.m.n = m2 + 32 + n2 - 6m - 6n - 2mn

e) ( -2m +2 )2 = 22 -2.2.2m + (2m)2 = 4 - 8m + 4m2

4.3. Dạng 3: Tính nhanh giá trị của biểu thức

*Phương pháp giải: Đưa về hằng đẳng thức bình phương của một hiệu và công thức mở rộng để tính

Ví dụ: Tính nhanh giá trị của biểu thức X = m2 - 8m + 16 tại m = 4 

Hướng dẫn giải

Ta có: X = m2 - 8m + 16 = m2 - 2.4.m + 42 = ( m - 4)2

Thay m = 4 vào X ta được: X = ( 4 - 4 )2 = 0

Bài tập luyện tập

Tính nhanh giá trị các biểu thức sau:

a) X = 4m2 - 12m + 9 tại m = 2

b) Y = 9n2 - 18n + 9 tại n = 1

c) G = m2 + 9 + n2 - 6m - 6n  - 2mn với m = n

ĐÁP ÁN

a) X = 4m2 - 12m + 9 tại m = 2

Ta có: X = (2m - 3)2 

Thay m = 2 vào X, có: X = (2.2 - 3)2 = 1

Vậy X = 1 khi m = 2

b) Y = 9n2 - 18n + 9 tại n = 1

Có: Y = (3n - 3)2 

Thay n = 1 vào Y, ta có: Y = (3.1 - 3)2 = 0

Vậy Y = 0 khi n = 1

c) G = m2 + 9 + n2 - 6m - 6n  - 2mn với m = n

Có: G = (m - 3 - n)2

Thay m = n vào G, ta có: G = (m-3-m)2 = 9

Vậy G bằng 9 khi m=n

4.4. Dạng 4: Tìm min, max của một biểu thức 

*Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất bình phương của một hiệu luôn lớn hơn hoặc bằng 0 vì một số bình phương luôn không âm, tức là:

Từ đây ta suy ra

Dấu "=" xảy ra <=> m - n = 0 <=> m = n

*Lưu ý: 

- Giá trị nhỏ nhất kí hiệu là min

- Giá trị lớn nhất kí hiệu là max

Ví dụ: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức X = m2 - 2m + 10 

Hướng dẫn giải

Ta có: X = m2 - 2m + 10 =  m2 - 2.1.m + 1 + 9 = (m - 1)2 + 9

=> min X = 9

Dấu "=" xảy ra <=> m - 1 = 0 => m = 1

Vậy giá trị nhỏ nhất của X là 9 khi m = 1

Bài tập luyện tập

Bài 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:

a) X = 4m2 - 4m + 8

b) Y = n2  - 10n + 34

c) Z = 21 - 8m + m2

ĐÁP ÁN

a) X = 4m2 - 4m + 8

Có X = (2m -1 )2 + 7 

=> Min(X) = 7

Dấu "=" xảy ra <=> 2m - 1 = 0 =>

Vậy GTNN của X là 7 khi

b) Y = n2  - 10n + 34

Có: Y = ( n - 5 )2 + 9 

=> Min (Y) = 9

Dấu "=" xảy ra <=> n - 5 = 0 => n = 5

Vậy GTNN của Y là 9 khi n = 5

c) Z = 21 - 8m + m2

Ta có: Z = (4 - m )2 + 5 

=> Min (Z) = 5

Dấu "=" xảy ra <=> 4 - m = 0 => m = 4

Vậy GTNN của Z là 5 khi m = 4

 

Bài 2: Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức sau:

a) X = -m2 + 6m - 6

b) Y = - 4n2  + 16n - 20

c) T = -43 + 18n - 9m2

ĐÁP ÁN

a) X = -m2 + 6m - 6

Ta có: X = -m2 + 6m - 6 = -(m2 -6m + 6) = -((m-3)2 - 3) = -(m-3)2 + 3

=> Max (X) = 3

Dấu "=" xảy ra <=> m - 3 = 0 => m = 3

Vậy GTLN của X là 3 khi m = 3

b) Y = - 4n2  + 16n - 20

Có: Y = -(2n-4)- 4 

=> Max(Y) = -4

Dấu "=" xảy ra<=> 2n - 4 = 0 => n = 2

Vậy GTLN của Y là -4 khi n = 2

c) T = -43 + 18n - 9m2

Có: T = -(3m-3)2 - 34 

Vì:

=> Max (T) = -34

Dấu "=" xảy ra<=> 3m - 3 = 0 => m = 1

Vậy GTLN của T là -34 khi m = 1


  

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về hằng đẳng thức bình phương của một hiệu và biết áp dụng vào giải các bài tập liên quan.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Ngọc Đỗ

Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ cần học thuộc
Bình phương của một tổng là gì? Các dạng bài tập ứng dụng có đáp án