Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 7»Bài 6: Truyện Ngụ Ngôn Và Tục Ngữ»Bài 9: Nói Và Nghe Kể Lại Một Truyện Ngụ...

Bài 9: Nói Và Nghe Kể Lại Một Truyện Ngụ Ngôn

Lý thuyết bài Nói Và Nghe Kể Lại Một Truyện Ngụ Ngôn môn Văn 7 bộ sách CD. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Định hướng

1. Khái niệm

Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc.

Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

2. Yêu cầu chung

Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn

- Lập dàn ý cho bài kể

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

- Đảm bảo thời gian theo quy định.

II. Thực hành

 Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”

- Chuẩn bị các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với sự việc, nội dung câu chuyện.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh ảnh, video…và máy chiếu, màn hình ( nếu có)

b. Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì? (Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miện giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.)
  • Truyện có nhân vật chính nào? (Nhân vật chính: chú ếch)
  • Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao? ( Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống-> phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng -> kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.)
  • Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? (Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt)

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

  • Chào hỏi..
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. 

Nội dung chính

  • Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí. 

Kết thúc

  • Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.
  • Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
  • Cảm ơn, mong muốn

c. Luyện tập nói

  • Tập nói một mình trước gương trong phòng kín
  • Tập nói trước người thân, bạn bè

d. Chỉnh sửa bài nói. Bảng kiểm bài nói:

noi-nghe-ke-lai-truyen-ngu-ngon

2. Trình bày bài nói

Khi thực hiện bài kể chuyện cần lưu ý: 

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện  

- Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; 

- Sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 

- Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói, cách kể; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. 

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

3. Trao đổi, thảo luận về bài nói sau khi nói xong

Người nghe:

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người khác trình bày. 

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt. 

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói ( đối chiếu bảng kiểm)

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

noi-nghe-ke-lai-truyen-ngu-ngon-1


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri 

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 8: Viết Bài Văn Phân Tích Đặc Điểm Nhân Vật
Bài 10: Tự Đánh Giá Thầy Bói Xem Voi