Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Trái Đất và bầu trời»Bài 44: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Tr...

Bài 44: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Trăng

Lý thuyết bài Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh lớn thứ năm trong hệ Mặt Trời. Khi bạn nhìn lên bầu trời, bạn thấy Mặt Trăng. Nhưng ngày tháng trôi qua, hình dạng của nó cũng khác: trăng tròn, trăng khuyết, bán nguyệt, … Tại sao như vậy?

I. Ánh sáng của Mặt Trăng

- Chúng ta quan sát thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt chúng ta.

Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Chúng ta nhìn thấy được Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-1

II. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau. Người ta gọi là các pha của Mặt Trăng.

Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.

Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày, ta gọi đó là Tuần Trăng.

bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-2

III. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Khi Mặt Trăng quay quanh trục của nó được một vòng thì đồng thời cũng quay quanh Trái Đất được đúng một vòng. Do đó, Trái Đất luôn luôn chỉ quan sát được một mặt của Mặt Trăng. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27,32 ngày.

- Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Đó là ngày không trăng (còn gọi là Trăng non).

- Khi Mặt Trăng ở phía ngược lại Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất. Chúng ta thấy một Mặt Trăng tròn.

bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-3
Không trăng
bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-4
Chuyển động của mặt trăng
bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-5
Trăng tròn

IV. Bài tập luyện tập chuyển động nhìn thấy của mặt trăng của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng khi nào?

ĐÁP ÁN

Khi Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu đến Trái Đất hay Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất  

Câu 2: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

ĐÁP ÁN

Khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.  

Câu 3: Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng non.

ĐÁP ÁN

Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liềm.

(có thể quan sát lại ảnh các dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở phần lý thuyết)

Câu 4: Hãy chọn nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để được câu đúng hoàn chỉnh..

A

B

1. Mặt Trăng

a. 29 ngày.

2. Mặt Trời

b. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.

3. Trên Trái Đất

c. không phát sáng như Mặt Trời.

4. Tuần Trăng gần bằng

d. có kích thước lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều.


ĐÁP ÁN

1 - c; 2 - d; 3 - b; 4 – a.  

Câu 5: Hình vẽ mô tả dạng nhìn thấy của Mặt Trăng tương ứng với các vị trí ở các thời điểm khác nhau trên qũy đạo của nó. Cho biết Trăng khuyết tương ứng với vị trí số mấy trên hình vẽ?

bai-44-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-trang-6

ĐÁP ÁN

Số 8 và số 2.  


GV: Phùng Thị Tuyết

Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 43: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Trời
Bài 45: Hệ Mặt Trời Và Ngân Hà