Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Trái Đất và bầu trời»Bài 45: Hệ Mặt Trời Và Ngân Hà

Bài 45: Hệ Mặt Trời Và Ngân Hà

Lý thuyết bài Hệ mặt trời và ngân hà môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Hệ mặt trời

1. Hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vị lực hấp dẫn của Mặt Trời, cách đây khoảng 4,6 tỉ năm chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ.

Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các hành tinh và vệ tinh của chúng, các tiểu hành tinh; các tiểu hành tinh và các vật thể, các sao chổi, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.

Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.

bai-45-he-ngan-ha-va-mat-troi-1
Các hành tinh của Hệ Mặt Trời, tính từ trong ra ngoài: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hỏa tinh (Mars), (vành đai tiểu hành tinh – Asteroid Belt), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên Vương tinh (Uranus), Hải Vương tinh (Neptune)

2. Các hành tinh của hệ Mặt Trời

Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau, Thủy tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của một hành tinh là khoảng thời gian để nó chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời.

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

Hành tinh

Thủy tinh

Kim Tinh

Trái Đất

Hỏa tinh

Mộc tinh

Thổ tinh

Thiên Vương tinh

Hải Vương tinh

Chu kì quay quanh Mặt Trời

87,96 ngày

224,68 ngày

365,25 ngày

1,88 năm

11,86 năm

29,45 năm

84,07 năm

164,8 năm

Khoảng cách đến Mặt Trời (AU)

0,39

0,72

1,00

1,52

5,20

9,54

19,19

30,06

* AU là đơn vị đo chiều dài trong thiên văn học, 1 AU ≈ 150 triệu km.

3. Ánh sáng của các thiên thể

Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời

II. Ngân hà

Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà.

Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26000 năm ánh sáng.

Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được một vòng.

bai-45-he-ngan-ha-va-mat-troi-2

III. Bài tập luyện tập hệ mặt trời và ngân hà của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Sau đây là tên của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời:

• Mộc tinh                        

• Thiên Vương tinh                          

• Hải Vương tinh          

• Trái Đất

• Hỏa tinh                        

• Thổ tinh                                        

• Thủy tinh          

• Kim tinh

Cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

Càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

ĐÁP ÁN

Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Hai hành tinh: Thủy tinh và Kim tinh.

Câu 2: Hành tinh nào nhỏ nhất Hệ Mặt Trời?

ĐÁP ÁN

Thủy tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất và nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời.

Thông tin thêm: Theo các dữ liệu hình ảnh thu được của Nasa, đường kính của Thủy tinh đã thu hẹp hơn 13 km trong 4 tỉ năm qua. Đến nay đường kính của hành tinh này còn khoảng 4800 km, bằng 38% đường kính Trái Đất.

Câu 3: Hành tinh nào có hệ vành đai mở rộng nhất trong Hệ Mặt Trời?

ĐÁP ÁN

Thổ tinh là hành tinh thứ sáu từ Mặt Trời trở ra và là hành tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau Mộc tinh.

Ba hành tinh khí khổng lồ khác: Một tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh cũng có hệ vành đai nhưng không lớn và không phức tạp bằng.

Câu 4: Hãy chọn nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để được câu đúng hoàn chỉnh..

A

B

1. Ngân Hà

a. bao gồm Mặt Trời và các hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

2. Mặt Trời

b. là một trong những hành tinh có vành đai.

3. Hệ Mặt Trời

c. là hành tinh gần Mặt Trời nhất.

4. Mộc tinh

d. là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.

5. Thủy tinh

e. là một ngôi sao có kích thước trung bình trong Ngân Hà.


ĐÁP ÁN

1 - d; 2 - e; 3 - a; 4 – b; 5 – c.  

Câu 5: Sắp xếp các hành tinh của Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

ĐÁP ÁN

Về khối lượng: Thủy tinh à Hỏa tinh à Kim tinh à Trái Đất à Thiên Vương tinh à Hải Vương tinh à Thổ tinh à Mộc tinh.

Về kích thước: Thủy tinh à Hỏa tinh à Kim tinh à Trái Đất à Hải Vương tinh à Thiên Vương tinh à Thổ tinh à Mộc tinh.

Câu 6: Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?

ĐÁP ÁN

Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời vì chúng nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại tới Trái Đất (giống Mặt Trăng)  

bai-45-he-ngan-ha-va-mat-troi-3

Câu 7: Hãy cho biết các tên các hành tinh 3, 5, 7 trong Hệ Mặt TRời

bai-45-he-ngan-ha-va-mat-troi-4


ĐÁP ÁN

3 – Venus (Kim tinh)

5 – Mars (Hỏa tinh)

7 – Saturn (Thổ tinh)


GV: Phùng Thị Tuyết

Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 44: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Trăng