Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 2: Miền Cổ Tích»Bài 6: Kể lại một truyện cổ tích

Bài 6: Kể lại một truyện cổ tích

Lý thuyết bài Kể lại một truyện cổ tích môn Văn 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Cách kể lại một truyện cổ tích

1. Kể lại một truyện cổ tích

Kể một truyện cổ tích tuộc loại văn kể chuyện – tự sự, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài

  • Người kể dử dụng ngôi thứ 3.
  • Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.
  • Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.

3. Bố cục

  • Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích sẽ kể lại (tên truyện, lí do kể).
  • Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.
  • Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

II. Thực hành, luyện tập

1. Đề bài

2. Các bước viết

Bước 1. Chuẩn bị trước khi viết.

a. Xác định đề tài.

  • Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
  • Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?

b. Thu thập tư liệu.

Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý.

a. Tìm ý.

  • Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
  • Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
  • Truyện có những nhân vật nào?
  • Truyện gồm những sự việc nào?Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
  •  Truyện kết thúc như thế nào?
  • Cảm nghĩ của em về truyện?

b. Lập dàn ý.

  Mở bài

 Giới thiệu

- Tên truyện.
- Lí do muốn kể lại truyện.

Thân bài

* Trình bày.

- Nhân vật

- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

* Kể chuyện theo trình tự thời gian.

- Sự việc 1:

- Sự việc 2:

- Sự việc 3:

- Sự việc 4:

-     ….

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Bước 3: Viết bài.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Kiểm tra lần thứ 1

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

  Đạt/ chưa đạt

Mở bài

Nêu tên truyện.

- Nêu lí do em muốn kể chuyện.

- Dùng ngôi thứ 3 để kể.

 

Thân bài

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc.

- Các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

- Sự việc này tiếp sự việc kia một cách hợp lí.

- Thể hiện được các yếu tố kì ảo.

 

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của về câu chuyện.

 

Kiểm tra lần thứ 2 - điều chỉnh bài viết.

  • Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.
  • Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).

Bước 5: Trình bày sản phẩm trước nhóm và tham gia góp ý cho các bạn trong nhóm.

3. Bài tham khảo

1. Mở bài

  • Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện cổ tích chiếm một số lượng khá lớn.
  • Truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người qua lời bà, lời mẹ kể. Nội dung của truyện rất đời thường và các yếu tố thần kì trong truyện làm cho nội dung câu chuyện thêm lí thú và hấp dẫn.
  • Sọ Dừa là một trong những truyện cổ tích hay nhất, có sức sống lâu bền trong lòng mỗi người dân đất Việt, nhất là trong lòng tuổi thơ.

2 Thân bài

  • Ngày xưa, ở một làng nọ, có hai vợ chồng đã già mà chưa có con nối dõi.
  • Người vợ mang thai sau khi uống nước mưa đọng trong chiếc sọ dừa dưới một gốc cây rừng
  • Sau đó sinh ra đứa con chỉ có đầu mà không có chân tay, bèn đặt tên là Sọ Dừa.
  • Bà mẹ than phiền vì đứa con dị dạng, không giúp gì được cho gia đình.
  • Sọ Dừa an ủi mẹ, xin mẹ nói với phú ông giao cho việc chăn bò.
  • Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, con nào con nấy ăn no chóng lớn.
  • Ba cô con gái phú ông thay phiên mang cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị hắt hủi, xa lánh. Cô Út đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
  • Sọ Dừa hoá thân thành chàng trai tuấn tú, ngồi trên võng đào thổi sáo cho đàn bò gậm cỏ Nghe tiếng động, chàng trở lại lốt Sọ Dừa. Cô út đã vô tình chứng kiến điều lạ ấy và đem lòng yêu Sọ Dừa.
  • Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông thách cưới rất nhiều. Khi nghe thách cưới bà mẹ rất lo lắng vì nhà mình không đủ sính lễ để đáp ứng
  • Tới ngày cưới Sọ Dừa hoá phép ra đầy đủ lễ vật . Bà mẹ vô cùng bất ngờ về tài năng của con mình . Sau đó mẹ con Sọ Dừa qua nhà Phú ông và cưới được cô út.
  • Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên, được nhà vua cử đi sứ. Khi chia tay, chàng trao cho vợ một con dao và hai quả trứng và hai hòn đá.
  • Hai cô chị ganh ghét, tìm cách làm hại em gái. Cô út bị đẩy xuống biển, cá kình nuốt cô vào bụng. Cô dùng dao giết chết cá rồi sống tạm ở một hoang đảo, chờ người cứu.
  • Trạng nguyên đi sứ trở ghé ngang qua đảo, nghe tiếng gà gáy vội  đi tìm . Hai vợ chồng đoàn tụ, mở tiệc ra mắt mọi người.
  • Về đến nhà Sọ Dừa giấu vợ trong buồng không nói cho ai . Hai cô chị khóc lóc tiếc thay cho cô em mình ...
  • Hai người chị độc ác xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

3. Kết bài.

Truyện Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một chàng Sọ Dừa thông minh, tốt bụng. Qua đó, truyện còn thể hiện tấm lòng nhân ái với những con người hiền lành, tốt bụng và niềm thương cảm với những con người bất hạnh.


Biên soạn: Cao Hoàng Lộc
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí
Số điện thoại: 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 5: Non-bu và Heng-bu (Truyện dân gian Hàn Quốc)
Bài 7: Ôn tập Kể lại một truyện cổ tích