Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 3: Vẻ Đẹp Quê Hương»Bài 1: Những Câu Hát Dân Gian Về Vẻ Đẹp ...

Bài 1: Những Câu Hát Dân Gian Về Vẻ Đẹp Quê Hương

Nội dung bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Văn 6 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung

Về cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vẫn với tiếng thứ 6 của dòng bát kế nó, tiếng thứ 8 đông bát vẫn với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.

Về ngất nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,....Lục bát là thể thơ có từ lâu đời, mỗi cặp câu lục bát gồm 1 dồng 6 tiếng ( dòng lục) và một dòng 8 tiếng ( dòng bát).

II.Tìm hiểu văn bản

1. Bài ca dao 1

13 câu đầu: Niềm tự hào về 36 phố phường của Hà Nội xưa

5 câu tiếp theo:

  • Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

-> sự đông đúc,nhộn nhịp của phố phường Hà Nội

  • Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

-> Tình cảm lưu luyến khi phải xa Long Thành

2. Bài ca dao 2

Giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương: Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc

Hình thức: Lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.

=>  Đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). 

=> Niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

3. Bài ca dao 3

Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định:

  • Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại),
  • Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu),
  • Những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

Phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

=>  Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

4. Bài ca dao 4

“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” àNhững hình ảnh thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng 

=> Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

III. Tổng kết

Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.


Biên soạn: Cao Hoàng Lộc

SĐT: 0357525571

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 2: Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi