Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 3: Vẻ Đẹp Quê Hương»Bài 7: Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về ...

Bài 7: Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lục Bát

Lý thuyết bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát môn Văn 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Giới thiệu kiểu bài

Ví dụ văn bản 1: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Cảm xúc của em: Yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, anh hùng, đoàn kết.

Để ghi lại lại cảm xúc của mình trước một bài thơ hay em sẽ viết thành đoạn văn nói lên cảm nhận của mình về bài thơ đó.

II. Dấu hiệu nhận biết đoạn văn

Gồm nhiều câu văn (từ hai câu văn trở lên)

Chữ cái đầu dòng được viết hoa và lùi vào đầu dòng.

Các câu văn viết liền nhau, ngăn cách bởi dấu câu và kết thúc câu bằng dấu chấm.

Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát: Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc: Xưng tôi.

Cấu trúc gồm có ba phần:

  • Mở đoạn: "Công cha...công cha nghĩa mẹ" Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
  • Thân đoạn: "Với âm hưởng... công ơn trời biển ấy" gồm: Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát; Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.
  • Kết đoạn: "Những câu ca dao... được trong đời". Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

Cấu trúc gồm có ba phần:

  • Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
  • Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
  • Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

II. Thực hành

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

Sau khi học xong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Em rất ấn tượng với bài ca dao số bốn thuộc thể thơ lục bát. Đây chính là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã giới thiệu cho chúng ta thấy về Vùng Tháp Mười với thiên nhiên trù phú. Với không khí mát mẻ trong lành là nơi mà mọi người luôn muốn đến để trải nghiệm. Tác giả đang sử dụng nghệ thuật điệp từ sẵn. Mong muốn nhấn mạnh các sản vật ở Tháp Mười này đều có rất nhiều là do thiên nhiên ưu ái ban tặng. Có lẽ những sản vật ở đây trù phú có nhiều hơn mọi vùng đất khác trên cả nước ta, nên cách sống của người dân Nam Bộ có phần thoải mái hơn. Vì mọi thứ đã có sẵn ở tự nhiên nào là cá, tôm, lúa . Đã làm cho nhịp sống ở đây vui tươi hơn. Qua bài thơ tác giả đang thể hiện về niềm tự hào giàu có ở thiên nhiên vùng Tháp Mười.


Biên soạn: Cao Hoàng Lộc

SĐT: 0357525571

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 6: Làm Một Bài Thơ Lục Bát
Bài 9: Ôn Tập