Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 2: Bài Học Cuộc Sống (Truyện Ngụ Ngô...»Bài 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bài 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Nội dung bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng văn 7 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc hiểu

SGK trang 43

2. Tác giả, tác phẩm

Thể loại: Truyện ngụ ngôn

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể: ngôi thứ ba

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tóm tắt văn bản

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miệng biết, cả bọn kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

chan-tay-mat-mieng-van7 

2. Đặc điểm truyện ngụ ngôn qua văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đề tài

Bài học về tình đoàn kết, cộng đồng. 

Sự kiện, tình huống

Cuộc tranh cãi giữa các nhân vật. 

Cốt truyện

Cốt truyện đơn giản, bắt đầu bằng việc trình bày tình huống. 

Nhân vật

Nhân vật hài hước, các bộ phận trên cơ thể người. 

Không gian, thời gian

Tương đối

3. Bài học rút ra

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp ta rút ra bài học,

  • Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
  • Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

2. Nghệ thuật

Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.

IV. Luyện tập, củng cố, mở rộng

1. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại nào?

  1. Truyện cổ tích
  2. Truyện cười
  3. Truyện ngụ ngôn
  4. Truyện đồng thoại

2. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có thể chia thành mấy phần?

  1. Hai phần.
  2. Ba phần
  3. Bốn phần
  4. Năm phần

3. Có gì độc đáo trong cách xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?

  1. Các nhân vật đều là những bộ phận cơ thể của con người được nhân hóa.
  2. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tại cùng quyết tâm chống lại lão Miệng.
  3. Các nhân vật nhận ra sai lầm của mình.
  4. Các nhân vật đều quyết tâm sửa lỗi sai của mình, yêu thương, đoàn kết lại như xưa.

4. Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, sống với nhau như thế nào ?

  1. Sống thân thiện, yêu thương nhưng thỉnh thoảng vẫn có xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhưng nhanh chóng được giải quyết.
  2. Sống thân thiện, yêu thương, đoàn kết, cùng nhau chia sẻ công việc.
  3. Thường xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh trong công việc.
  4. Bất đồng trong quan điểm, mâu thuẫn trong công việc hằng ngày.

5. Vì sao cổ Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại đồng lòng chống lại lão Miệng?

  1. Vì cho rằng lão Miệng sung sướng, chỉ ngồi hưởng thụ trong khi những người khác phải làm việc vất vả.
  2. Vì cho rằng lão Miệng nói quá nhiều, làm người khác phải đau đầu, khó chịu.
  3. Vì cho rằng lão Miệng là người hay nói những điều giả dối nên khiến cho mọi người hiểu lầm nhau.
  4. Vì cho rằng lão Miệng được con người tôn trọng, chăm sóc hơn, buổi sáng hay buổi tối luôn được vệ sinh sạch sẽ.

6. Phương án nào không đúng khi nói về việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tại quyết định chống lại lão Miệng?

  1. Cả bọn kéo đến nhà lão Miệng.
  2. Không chào hỏi.
  3. Hùng hổ xông thẳng vào nhà, quát mắng ầm ĩ.
  4. Nói thẳng vào mặt lão Miệng: Ông là kẻ lười nhác, từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa.

7. Sau khi quyết định không chung sống với lão Miệng, các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã có hành động gì?

  1. Cả bọn đóng cửa nhà mình lại và chỉ nằm ngủ.
  2. Cả bọn suốt ngày ca hát, nhảy múa.
  3. Cả bọn cùng nhau đi du lịch.
  4. Cả bọn không làm gì nữa.

8. Vì sao các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng lại phải chịu hậu quả đó?

  1. Vì chúng suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không cùng nhau làm việc.
  2. Vì chúng bị cô chủ và cậu chủ trừng phạt.
  3. Vì chúng lười biếng.
  4. Vì chúng giận hờn, trách mắng nhau.

9. Các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sửa chữa hậu quả như thế nào ?

  1. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng để xin lỗi.
  2. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng, vực lão dậy, đi tìm thức ăn cho Miệng.
  3. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng khuyên lão dậy làm việc.
  4. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng cầu xin lão tha thứ và mong lão làm việc.

10. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng?

  1. Cậu Chân, cậu Tay không còn chạy nhảy.
  2. Miệng nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép cười.
  3. Cậu Chân, bác Tai, cô Mắt, bác Tai rủ nhau không làm gì.
  4. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, miệng ăn.

11. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây cùng thể loại?

  1. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
  2. Ếch ngồi đáy giếng, Hai người bạn đồng hành cùng con gấu, Cây khế.
  3. Chó sói và chiên con, Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
  4. Em bé thông minh, Thạch Sanh, Éch Sngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Thánh Gióng.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: D

Câu 8: A

Câu 9: B

Câu 10: D

Câu 11: C


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – 0286 6540419

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt - Dấu chấm lửng
Bài 7: Viết Bài Văn Kể Lại Sự Việc Có Thật Liên Quan Đến Nhân Vật Hoặc Sự Kiện Lịch Sử