Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 1: Tiếng Nói Của Vạn Vật (Thơ Bốn Ch...»Bài 6: Con chim chiền chiện – Huy Cận

Bài 6: Con chim chiền chiện – Huy Cận

Nội dung bài Con chim chiền chiện – Huy Cận văn 7 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Huy Cận (1919-2005) quê Hà Tĩnh.

con-chim-chien-chien-van7
Nhà thơ Huy Cận

Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

b. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong “Những bài thơ em yêu”, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.

Thể loại: thơ bốn chữ

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Gieo vần, ngắt nhịp

Các vần của bài thơ:

  • Vần chân: cao - ngào; xanh - lanh; chói - nói; chi - thì; sà - ca; sữa - chứa
  • Vần lưng: lanh - cành; veo - gieo

→ Tác dụng: tạo sự liên kết giữa các câu thơ; tạo nhạc điệu, âm hưởng cho câu thơ; làm cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.

Nhịp của bài thơ: 2/2

→ Tác dụng: tạo nên tiết tấu, nhịp thơ ngắn, nhanh như tiết tấu vỗ cánh của chú chim đang bay lượn trên bầu trời.

con-chim-chien-chien-van7-1.jpg
Chim chiền chiện

2. Tìm hiểu hình ảnh độc đáo

Hình ảnh: “Chỉ còn tiếng hót/ Làm xanh da trời”

Phân tích: 

  • Từ ngữ đáng chú ý: “Chỉ” → nhấn mạnh sự tồn tại của tiếng chim; “Làm xanh da trời” → nhấn mạnh giá trị, ý nghĩa đặc biệt của tiếng chim.
  • Nội dung, ý nghĩa: Tiếng chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người.

3. Biện pháp tu từ

Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá: gọi chim ơi, chim có thể nói, tròn bụng sữa…

→ Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ.

4. Cảm xúc của tác giả

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: yêu mến, vui bối rối, chan chứa, tưng bừng.

→ Những từ ngữ bộc lộc cảm xúc một cách trực tiếp, thẳng thắn và vô cùng chân thành của tác giả. Đó là niềm vui sướng, hân hoan trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoà bình của đất nước; là tình yêu và trân trọng trước vẻ đẹp căng tràn nhựa sống và bình yên của thiên nhiên quê hương đất nước…

5. Thông điệp của tác giả

Thông qua hình tượng con chim chiền chiện, Huy Cận đã gửi gắm tâm tình và những thông điệp ý nghĩa của mình. Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm nổi bật cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến. Chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Không những vậy, cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành.

-> Ông muốn nhắn gửi tới con người hãy mở rộng lòng mình để hoà mình vào tự nhiên, cảm nhận và tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên quê nhà; hãy trận trọng và gìn giữ những vẻ đẹp tuyệt diệu ấy.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ nói về những chú chim chiền chiện với tiếng hót trong veo báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân. Đồng thời ca ngợi cuộc sống yên  bình, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Ngôn ngữ giàu hình ảnh

Cách ngắt nhịp 2/2, 3/1 linh hoạt

IV. Luyện tập, củng cố, mở rộng

Câu 1: Bài tập trắc nghiệm

1. Bài thơ Con chim chiền chiện được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ tự do.
  4. Thơ lục bát.

2. Chim chiền chiện trong bài thư Con chim chiền chiện đang bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

  1. Trên bãi ngô xanh mướt.
  2. Trên cánh đồng lúa bao la.
  3. Trên vườn hoa nở rộ.
  4. Trên biển cả mênh mông.

3. Tiếng hót chim chiền chiện trong bài thơ Con chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác gì?

  1. Gợi cho ta cảm giác xao xuyến, bâng khuâng.
  2. Gợi cho ta cảm giác buồn man mác.
  3. Gợi cho ta cảm giác sôi nổi, tự hào.
  4. Gợi cho ta cảm giác thanh bình, hạnh phúc, tự do.

4. Từ ngữ, hình ảnh nói không có trong bài thơ Con chim chiền chiện?

  1. Bay vút, vút cao/Cánh đập trời xanh.
  2. Cao hoài, cao vợi/Chim bay, bay xa.
  3. Bay cao, cao vút.
  4. Chim biến mất rồi.

5. Những động từ diễn tả hành động của chim chiền chiện là gì?

  1. Bay vút, cao hoài, đập.
  2. Bay vút, cao vợi.
  3. Bay vút, vút cao, đập.
  4. Cao hoài, cao vợi.

6. Những tính từ miêu tả độ cao của chim chiền chiện bay trên không là gì?

  1. Bay vút, cao hoài, đập.
  2. Bay vút, cao vợi.
  3. Bay vút, vút cao, đập.
  4. Cao hoài, cao vợi.

7. Trong khổ hai của bài thơ Con chim chiền chiện, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa, so sánh, nói quá.
  2. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
  3. Nhân hóa, điệp ngữ.
  4. Nhân hóa, so sánh.

8. Khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Con chim chiền chiện được ngắt nhịp như thế nào?

  1. Nhịp 1/3.
  2. Nhịp 3/1.
  3. Nhịp 2/2.
  4. Nhịp tự do.

9. Thông điệp mà tác giả gửi đến qua bài thơ Con chim chiền chiện là gì?

  1. Ca ngợi cuộc sống tự do của con chim chiền chiện, đồng thời mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc, yêu đời, yêu cuộc sống hơn cho mọi người...
  2. Ca ngợi cuộc sống tự do của con chim chiền chiện, được tự do hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình.
  3. Mong muốn mọi người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vui vẻ, thanh bình như con chim chiền chiện.
  4. Mong muốn mọi người luôn luôn có niềm tin yêu vào cuộc sống, luôn vui vẻ, hạnh phúc.

10. Ý nào không đúng khi nói về yêu cầu đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ?

  1. Tìm và nhận xét hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần và nhịp được sử dụng.
  2. Tìm và nhận xét về các nhân vật, sự kiện, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
  3. Xác định được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ.
  4. Xác định được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

11. Vần được gieo ở tiếng thứ tư trong thơ bốn chữ thì được gọi là vần gì?

  1. Gọi là vần lưng.
  2. Gọi là vần chân.
  3. Gọi là vần liền.
  4. Gọi là vần cách.

12. Vần được gieo cách câu trong thơ bốn chữ thì được gọi là vần gì?

  1. Gọi là vần cách.
  2. Gọi là vần chân.
  3. Gọi là vần liền.
  4. Gọi là vần lưng.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - D

4 - B

5 - C

6 - B

7 - C

8 - C

9 - A

10 - B

11 - B

12 - A


Nguyễn Tiến Lực (Giáo viên Trung tâm Đức Trí – Quận Bình Tân)

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 5: Tri thức và thực hành Tiếng Việt–Phó từ
Bài 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ