Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 1: Tiếng Nói Của Vạn Vật (Thơ Bốn Ch...»Bài 4: Ông Một - Vũ Hùng

Bài 4: Ông Một - Vũ Hùng

Nội dung bài Ông Một - Vũ Hùng văn 7 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Nhà văn Vũ Hùng sinh năm 1931 tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội.

ong-mot-van7
Nhà văn Vũ Hùng

Phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi. Quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn.

b. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích từ Phía Tây Trường Sơn”, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi” - Vũ Hùng.

Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.

Thể loại: truyện ngắn

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

II. Suy ngẫm và phản hồi

ong-mot-van7-1
Voi (Ông Một)

1. Tình cảm của con voi

Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đê đốc Lê Trực: 

  • Khi rời xa căn cứ, rời xa Đê đốc: nó ủ rũ, gầy rạc đi, đứng buồn thiu, bỏ ăn, không đụng đến một ngọn mía, một sợi cỏ…

Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quản tượng: 

  • Khi còn chung sống: giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ
  • Khi rời làng vào rừng: hàng năm, khi sang thu nó lại xuống làng; nó rống gọi rộn ràng từ xa; con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân; lưu lại nhà vài hôm và giúp đủ việc cho người quản tượng…
  • Khi biết người quản tượng mất: nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi rền rĩ mãi…; con voi lồng chạy vào nhà; nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đu ra; chạy khắp làng tìm chủ; không ăn mía và lồng chạy như voi hoang…
  • Sau khi người quan tượng mất: mấy năm con voi mới xuống làng một lần; nó lặng lẽ, tha thẩn đi trong sân; vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi…

→ Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tình cảm vô cùng chân thành và sâu sắc của con voi dành cho hai người chủ nhân của mình: đó là tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó như giữa những người thân dành cho nhau. 

2. Cách cư xử của người quản tượng và dân làng

Khi còn sống chung: Người quản tượng rất quan tâm, chăm chút cho con voi: hiểu lòng con voi buồn vì điều gì; quyết định thả nó về rừng; chăm cho nó ăn để có sức khoẻ về rừng

Khi con voi về rừng:

  • Dâng làng: háo hức chào đón con voi mỗi khi nó về thăm làng; đón nó tận đầu làng; xúm xít kéo đến thăm và cho nó quà…
  • Người quản tượng: Thấy con voi về thăm như trẻ lại; dẫn nó đi tắm; thiết đãi nó cả nương mía…

→ Cả người quản tượng và dân làng đều yêu quý, quan tâm và chăm lo cho con voi như người thân của mình.

3. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

II. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.

2. Nghệ thuật

Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường.

Lối viết hấp dẫn, thú vị.

III. Luyện tập, củng cố, mở rộng

Tìm đọc và ghi lại câu chuyện về loài vật tình nghĩa không quên những ân nhân đã giúp đỡ mình.

Hướng dẫn làm bài:

Hình thức: bài văn kể chuyện

  • Mở bài: Giới thiệu chung, dẫn dắt, gợi sự tò mò
  • Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí
  • Kết bài: Nêu cảm nghĩ

Nguyễn Tiến Lực (Giáo viên Trung tâm Đức Trí – Quận Bình Tân)

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 3: Sang thu - Hữu Thỉnh
Bài 5: Tri thức và thực hành Tiếng Việt–Phó từ