Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 2: Bài Học Cuộc Sống (Truyện Ngụ Ngô...»Bài 7: Viết Bài Văn Kể Lại Sự Việc Có Th...

Bài 7: Viết Bài Văn Kể Lại Sự Việc Có Thật Liên Quan Đến Nhân Vật Hoặc Sự Kiện Lịch Sử

Lý thuyết bài Viết Bài Văn Kể Lại Sự Việc Có Thật Liên Quan Đến Nhân Vật Hoặc Sự Kiện Lịch Sử môn Văn 7 bộ sách giáo khoa CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Một số điểm cần lưu ý khi viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử

Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện theo một trình tự hợp lí.

Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật, sự kiện.

Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách tự nhiên, hợp lí.

II. Phân tích kiểu văn bản

Yếu tố

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu sự việc: lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; không gian, thời gian diễn ra lễ hội.

Thân bài

- Người viết thuật lại các sự việc, sự kiện.

+ Thuật lại câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Trung Trực, cảnh tượng đền miếu thờ…

+ Kể lại những công trạng của nhân vật, kể các sự việc và tác động của sự việc liên quan tới nhân vật lịch sử đối với người dân. 

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của lễ hội, nêu cảm nhận của người viết.

Người viết có sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện không?

 Kết hợp giữa tự sự và miêu tả

 Nhận xét: Bố cục bài viết cần đảm bảo.

  • Mở bài: Giời thiệu sự vật có liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
  • Thân bài: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
  • Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

III. Viết theo quy trình

Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

a. Xác định mục đích, người đọc

  • Mục đích viết: viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
  • Người đọc: thầy cô, bạn bè, gia đình.
  • Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

b. Xác yêu cầu của đề bài

  • Viết bài văn về một sự việc có liên quan đến một nhân vật lịch sử chống ngoại xâm hoặc mở mang bờ cõi đất nước, được người dân tôn vinh, thờ phụng.
  • Một sự việc có thật liên quan đến nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
  • Một sự việc có thật liên quan đến các sự kiện, nhân vật có công đổi mới hoặc có thành tích trong lao động, sản xuất.

c. Thu thập tư liệu

  • Thu thập từ các nguồn khác nhau: Tài liệu từ thực tế, hiện vật bảo tàng hoặc tài liệu trên internet.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Ý tưởng của tôi về bài viết thuật lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

  • Không gian, thời gian diễn ra sự việc:.........................
  • Diễn biến của sự việc:...................................
  • Các dấu tích, hiện vật liên quan đến sự kiện, nhân vật:...................................
  • -Các nhân chứng, dẫn liệu có thể trích dẫn:...................................................

 b. Lập dàn ý

Thực hiện theo phiếu sau:

viet-van-ban-ke-lai-su-viec-co-that-van7

Bước 3: Viết bài

a. Chỉnh sửa và chia sẻ

Dựa vào bảng kiểm, Hs xem xét và điều chỉnh bài viết

Bảng kiểm

Các phần

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu sự việc có liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

 

 

Nêu được không gian,thời gian diễn ra sự việc.

 

 

 Thân bài

Sự việc có thật, liên quan đến nhân vật/ sự kiện, dấu tích lịch sử.

 

 

Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều).

 

 

Thuật lại diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí.

 

 

Cho thấy mối liên hệ giữa sự việc có thật với nhân vật / sự kiện lịch sử.

 

 

Sử dụng các câu, đoạn miêu tả phù hợp (tả cảnh quan, nhân vật, vật chứng,...)

 

 

Sử dụng tư liệu đáng tin cậy (hiện vật, lời nói)

 

 

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc.

 

 

Nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

 

 

 b. Rút kinh nghiệm.

Là phần đánh giá lại bài viết của mình

  • Em có thêm kinh nghiệm gì trong khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử?
  • Nếu thực hiện lại bài viết này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?

(Khi trả lời 2 câu hỏi trên các em sẽ thấy được những thiếu sót của bản thân trong phần bài làm, từ đó nhận ra và sử chữa trong những bài viết cùng chủ đề)

III. Luyện tập, củng cố, mở rộng

Một số bài văn tham khảo

Bài làm 1: Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Bài làm 2:

Dân tộc Việt Nam ta từ thời lập quốc đến nay luôn bị các thế lực nhòm ngó xâm chiếm, đặc biệt là phương Bắc. Dù vậy, kẻ xâm lược có là ai, có mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng đều phải chịu thất bại trước dân tộc nhỏ bé nhưng đầy ý chí, đoàn kết và yêu nước. Để có được những chiến công vang dội làm cho kẻ thù phải khiếp sợ, không thể không nhắc tới sự lãnh đạo tài tình và tài năng của những vị chủ tướng. Một trong số đó, tôi nhớ đến Trần Quốc Tuấn – vị tướng tà ba của dân tộc và thế giới. Những câu chuyện về ông rất nhiều. Trong đó tôi ấn tượng với câu chuyện về việc đánh giặc Nguyên Mông.

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.

Cuối năm 1284, giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc.

Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:

  • Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.
  • Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.

Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn.

Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên "đánh" hay nên "hòa"? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão rung chuyển Kinh thành.

Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát".. Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – 0286 6540419 

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Bài 8: Kể lại một truyện ngụ ngôn