Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 1: Tiếng Nói Của Vạn Vật (Thơ Bốn Ch...»Bài 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về ...

Bài 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ

Lý thuyết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ Văn 7 bộ sách giáo khoa CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu

Xem thêm

I. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản

1. Đọc và phân tích bài viết mẫu

Trình bày cảm xúc về một bài thơ: “Nắng hồng” của tác giả Bảo Ngọc.

  • Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
  • Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ.
    • Chỉ ra những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết.
    • Liệt kê những chi tiết, hình ảnh được trích từ bài thơ.
    • Ghi lại từ ngữ dùng để liên kết câu.

Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Biểu đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều câu liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.

Trình bày được cảm xúc của bản thân.

Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

Đảm bảo cấu trúc ba phần.

  • Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
  • Thân đoạn: trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của nó đối với người viết.

II. Viết theo quy trình

1. Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định mục đích viết, người đọc

  • Mục đích: bày tỏ cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
  • Người đọc: Thầy cô, bạn bè, người thân

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Câu hỏi

Câu trả lời

Mục đích viết?

 

Người đọc?

 

Yêu cầu của đề bài?

 

Kiểu bài? Dung lượng?

 

Cần tìm thông nào?

 

Thông tin ấy ở đâu?

 

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý. Cần thực hiện các bước sau:

  • Đọc diễn cảm bài thơ vài lần
  • Tìm và xác định ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, …
  • Xác định chủ đề
  • Xác định cảm xúc mà bài thơ gợi ra và lí giải
  • Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ

Lập dàn ý

viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-ve-mot-bai-tho-bon-chu-hoac-nam-chu-van7

3. Viết đoạn

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

4. Chỉnh sửa bài viết

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

 

 

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ

 

 

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ

 

 

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí

 

 

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

 

 

Dùng các từ ngữ để liên kết các câu

 

 

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân

 

 

Kết đoạn bằng dấu câu phù hợp dùng để ngắt đoạn

 

 


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – Quận Bình Tân

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bài 9: Tóm tắt ý chính do người khác trình bày