Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Một Số Yếu Tố Thống Kê»Bài 3: Biểu Đồ Tranh

Bài 3: Biểu Đồ Tranh

Lý thuyết bài biểu đồ tranh môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Ôn tập và bổ sung kiến thức về biểu đồ tranh

Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu. Biểu đồ tranh có tính trực quan, dễ hiểu. Trong biểu đồ tranh,

một biểu tượng (hoặc hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng.

(SGK, trang 105)

Ví dụ: Trong biểu đồ tranh ở hình dưới, mỗi biểu tượng bai-3-bieu-do-tranh-01   thay thế cho 500 chiếc tivi và mỗi biểu tượng  bai-3-bieu-do-tranh-02    thay thế cho 250

chiếc tivi.

bai-3-bieu-do-tranh-03

2. Đọc biểu đồ tranh

Để đọc và mô tả dữ liệu ở dạng biểu đồ tranh, trước hết ta cần xác định một hình ảnh (biểu tượng) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.

Từ số lượng hình ảnh (biểu tượng), ta sẽ có số đối tượng tương ứng.

(SGK, trang 105)

Ví dụ: Đọc biểu đồ tranh về loại quả yêu thích của các bạn học sinh khối lớp 6.

bai-3-bieu-do-tranh-04

Mỗi biểu tượng   bai-3-bieu-do-tranh-05    thay thế cho 10 học sinh và mỗi biểu tượng    bai-3-bieu-do-tranh-06    thay thế cho 5 học sinh.

a) Dưa hấu được học sinh khối lớp 6 yêu thích nhiều nhất.

b) Táo được học sinh khối lớp 6 yêu thích ít nhất.

c) Số lượng học sinh yêu thích đối với từng quả:

10 . 2 + 5 = 25 => Táo được 25 học sinh yêu thích.

10 . 5 = 50 => Chuối được 50 học sinh yêu thích.

10 . 7 = 70 => Dưa hấu được 70 học sinh yêu thích.

10 . 4 + 5 = 45 => Cam được 45 học sinh yêu thích.

10 . 6 = 60 => Bưởi được 60 học sinh yêu thích.

3. Vẽ biểu đồ tranh

Bước 1: Chuẩn bị:

- Chọn biểu tượng (hoặc hình ảnh) đại điện cho dữ liệu cần biểu diễn.

- Xác định mỗi biểu tượng (hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.

Bước 2: Vẽ biểu đồ tranh:

- Biểu đồ tranh thường gồm hai cột:

+ Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê.

+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng.

- Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.

(SGK, trang 107)

Ví dụ: Một cửa hàng bán xe đạp ghi lại số xe bán được trong tháng bằng bảng số liệu sau:

Số xe bán được trong tháng

Màu xe đạp

Xanh dương

Trắng

Đỏ

Xanh lá cây

Số xe bán được

30

20

5

25

Từ bảng thống kê trên, ta vẽ được biểu đồ tranh sau:

bai-3-bieu-do-tranh-09  

bai-3-bieu-do-tranh-08 


Biên soạn: Hạp Thị Nam

SĐT: 0764199010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 2: Biểu Diễn Dữ Liệu Trên Bảng
Bài 4: Biểu Đồ Cột - Biểu Đồ Cột Kép