Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Một Số Yếu Tố Thống Kê»Bài 4: Biểu Đồ Cột - Biểu Đồ Cột Kép

Bài 4: Biểu Đồ Cột - Biểu Đồ Cột Kép

Lý thuyết bài biểu đồ cột - biểu đồ cột kép môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Ôn tập biểu đồ cột

Biểu đồ cột là biểu đồ biểu diễn dữ liệu vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho.

Ví dụ: Biểu đồ cột biểu diễn ước tính dân số (triệu người) Việt Nam qua các thập niên.

bai-4-bieu-do-cot-bieu-do-cot-kep-01 

2. Đọc biểu đồ cột

Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (cần lưu

ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu).

(SGK, trang 111)

Ví dụ: Cho biểu đồ cột:

bai-4-bieu-do-cot-bieu-do-cot-kep-02

Từ biểu đồ cột trên, ta có bảng thống kê sau:

Học lực

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số học sinh

38

140

52

13

3. Vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau:

  • Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.
  • Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia.

Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ những cột hình chữ nhật:

  • Cách đều nhau;
  • Có cùng chiều rộng;
  • Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

  • Ghi tên biểu đồ.
  • Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).

(SGK, trang 112)

Ví dụ: Điểm các môn thi tập trung cuối học kì của bạn Lan được cho trong bảng sau:

Môn học

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Điểm số

8

6

10

6

9

5

Từ bảng thống kê trên, ta vẽ được biểu đồ cột sau:

bai-4-bieu-do-cot-bieu-do-cot-kep-03

4. Giới thiệu biểu đồ cột kép

Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.

(SGK, trang 113)

Ví dụ: Biểu đồ cột kép biểu diễn số con vật được học sinh tổ 3 và tổ 4 nuôi.

bai-4-bieu-do-cot-bieu-do-cot-kep-04

5. Đọc biểu đồ cột kép

Đọc biểu đồ cột kép cũng tương tự như đọc biểu đồ cột, nhưng lưu ý với mỗi đối tượng thống kê, ta thường đọc một cặp số liệu để tiện so sánh sự hơn kém, tăng giảm.

(SGK, trang 113)

Ví dụ: Đọc biểu đồ cột kép trong Hình 7, ta thấy tổ 3 nuôi hơn hơn tổ 4 các loại con vật là: chó, chim, thỏ; tổ 4 nuôi nhiều hơn tổ 3 loại con vật là cá và hai tổ nuôi số lượng con

mèo bằng nhau.

6. Vẽ biểu đồ cột kép

Cách vẽ biểu đồ cột kép tương tự như cách vẽ biểu đồ cột. Nhưng tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, ta vẽ hai cột sát cạnh nhau thể hiện hai loại số liệu của đối

tượng đó. Mỗi loại số liệu khác nhau tô màu khác nhau, còn các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu được tô chung một màu để thuận tiện cho việc đọc biểu đồ.

(SGK, trang 114)

Ví dụ: Số lượng học sinh giỏi học kì 1 và học kì 2 của các tổ lớp 6A.

bai-4-bieu-do-cot-bieu-do-cot-kep-05


Biên soạn: Hạp Thị Nam

SĐT: 0764 199 010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 028 6654 0419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 3: Biểu Đồ Tranh
Bài 6: Bài Tập Cuối Chương 4