Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Số Tự Nhiên»Bài 5: Thứ Tự Thực Hiện Các Phép Tính

Bài 5: Thứ Tự Thực Hiện Các Phép Tính

Lý thuyết bài thứ tự thực hiện các phép tính môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Thứ tự thực hiện các phép tính

Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

• Nếu chỉ có phép công, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

• Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

- Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

(SGK, trang 19)

Ví dụ: Thực hiện phép tính:

a)    22 + 25 .4 – 21 : 3

= 4 + 100 – 7

= 104 – 7

= 97

b)    35 + {42 – [99 : 3 – (3 + 5)]}

= 35 + {42 – [33 – 8]}

= 35 + {42 – 25}

= 35 + 17

= 52

2. Sử dụng máy tính cầm tay

Các máy tính cầm tay đều có một số phím thường dùng như sau:

-    Nút mở máy: bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-01

-    Nút tắt máy: bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-02

-    Các nút số từ 0 đến 9. 

-    Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia.

-    Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số.

-    Nút xóa (xóa số vừa đưa vào bị nhầm): bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-03

-    Nút xóa toàn bộ phép tính (và kết quả) vừa thực hiện: bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-04

-    Nút dấu ngoặc trái và phải: bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-05

-    Nút tính lũy thừa: bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-06

Ví dụ: 

bai-5-thu-tu-thuc-hien-cac-phep-tinh-07

(SGK, trang 20)


Biên soạn: Hạp Thị Nam (Giáo viên Trung tâm Đức Trí - Quận Bình Tân)

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 4: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên
Bài 6: Chia Hết Và Chia Có Dư. Tính Chất Chia Hết Của Một Tổng