Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 10»Oxi - Lưu Huỳnh»Bài 30: Lưu Huỳnh Và Hidro Sunfua

Bài 30: Lưu Huỳnh Và Hidro Sunfua

Lý thuyết bài Lưu Huỳnh Và Hidro Sunfua môn Hóa 10 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

A. Lưu huỳnh

bai-30-luu-huynh-va-hidro-sunfua-1
( Ảnh màu Lưu huỳnh – Nguồn internet )

I . Vị trí, cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh

Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nguyên tử lưu huỳnh có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p4. Lớp ngoài cùng có 6e

II. Tính chất hóa học của lưu huỳnh

Nguyên tử S có độ âm điện là 2,58 và có 6e ở lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 2 electron để trở thành ion S2-

Khi S tham gia phản ứng với kim loại và hidro, số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2

Khi S tham gia phản ứng với những phi kim hoạt động mạnh hơn như oxi, flo…số oxi hóa của S từ 0 tăng lên +4 hoặc +6

Vậy đơn chất S khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của nó có thể giảm hoặc tăng nên S có tính khử và tính oxi hóa

1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro

 Ở nhiệt độ cao, Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua và với khí hidro tạo thành khí hidro sunfua



bai-30-luu-huynh-va-hidro-sunfua-2
( Ảnh màu Thí nghiệm Lưu huỳnh với H2 – Nguồn internet )

Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thường

 

 Trong những phản ứng trên số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 nên thể hiện tính oxi hóa

 2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim



Trong những phản ứng trên số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 và +6  nên thể hiện tính khử

B. Hidro sunfua

bai-30-luu-huynh-va-hidro-sunfua-3
( Ảnh màu H2S – Nguồn internet )

I. Tính chất vật lý của hidro sunfua

- Hidro sunfua ( H2S) là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc.

- Khí H2S hơi nặng hơn không khí, hóa lỏng ở nhiệt độ - 600C và tan ít trong nước 

II. Tính chất hóa học của hidro sunfua

1. Tính axit yếu của hidro sunfua

hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric (H2S) rất yếu ( yếu hơn cả axit cacbonic )

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ như NaOH tạo nên 2 loại muối : muối trung hòa Na2S chứa ion S2- và muối axit NaHS chứa ion HS-


 

      

K ≤ 1 thì tạo muối axit NaHS

K ≥ 2 thì tạo muối trung hòa Na2S

1 < K < 2 thì tạo 2 muối NaHS và Na2S

2. Tính khử mạnh của hidro sunfua

Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2 nên khi tham gia phản ứng có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh có số oxi hóa bằng 0, +4 hoặc +6, nên H2S có tính khử mạnh

a) Trong những điều kiện bình thường, dung dịch H2S tiếp xúc với oxi cùa không khí, dần trở nên vẩn đục màu vàng do H2S bị oxi hóa thành

 

bai-30-luu-huynh-va-hidro-sunfua-4a

b) Khi đốt khí H2S trong không khí, H2S cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2 :


c) Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4 :


III. Trạng thái tự nhiên và điều chế hidro sunfua

1. Trong tự nhiên, hidro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật …

2. Trong công nghiệp, người ta không sản xuất khí hidro sunfua. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế bằng phản ứng hóa học của dung dịch axit clohiđric với sắt (II) sunfua



Bài tập lưu huỳnh và hidro sunfua của trường Nguyễn Khuyến

I. Trắc Nghiệm

Câu 1:  Nguyên tử S đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. 3S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

B. S + 3F2 SF6

C. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

D. S + 2Na Na2S

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án D : Vì S trong phản ứng có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2  

Câu 2 : Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?

A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.

B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất

D. Điều chế thuốc súng đen.

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án C : Vì S không khử chua được đất  

Câu 3: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có  không khí), thu được chất rắn X. Tính khối lượng chất rắn X

A. 12.4 gam    

B. 3,36  gam                 

C. 14.4 gam                   

D. 6,72 gam

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án C  : 14.4 gam

nMg = 0.2 mol  , nS = 0.3 mol

PT :   Mg           +          S           🡪      MgS

Ban đầu :   0.2                       0.3 

Phản ứng : 0.2       🡪            0.2      🡪          0.2  

Sau  P Ứ  :  0                          0.1                    0.2

Chất rắn X gồm : MgS 0.2 mol và S dư 0.1 mol

 mrắn X = mMgS + mS dư = 0.2 x 56  +  0.1 x 32 = 14.4 gam

Câu 4: (Câu 1 SGK Hóa 10 nâng cao trang 176 )

Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các phản ứng?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án D : Vì trong phản ứng số oxi hóa S trong H2S tăng từ -2 lên +6 nên H2S là chất khử, số oxi hóa của Clo giảm từ 0 xuống -1 nên Cl2 là chất oxi hóa  


Câu 5 : Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hidrosunfua vào dung dịch

A. Pb(NO3)2

B. Br2

C. Ca(OH)2                      

D. Na2SO3

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án A : Vì tạo PbS kết tủa màu đen  


Câu 6 :  Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S thì xuất hiện hiện tượng gì ? 

A. Dung dịch màu đen

B. Dung dịch trong suốt 

C. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng

D. Không hiện tượng

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án C : Vì sau phản ứng có tạo S màu vàng  


Câu 7 : Dẫn 0.1 mol H2S vào 100ml dung dịch NaOH 1,2 M thu được dung dịch chứa các chất tan là ?

A. NaHS

B. NaOH và Na2S             

C. NaHS và Na2S            

D. Na2S

ĐÁP ÁN

Chọn đáp án C : n H2S = 0.1 mol , n NaOH = 0.1 x 1.2 = 0.12 mol

    🡪  Tạo 2 muối NaHS và Na2S

  

II. Tự luận

Câu 1: Để làm sạch một lượng thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm, người ta dung chất bột màu vàng X . Chất X là gì ? Viết PTHH xảy ra ?

ĐÁP ÁN

Chất X là Lưu huỳnh ( S )  , PTHH :   

Câu 2: Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau :


ĐÁP ÁN

1)

2)

3)

4)

  

Câu 3 : ( Câu 3/SGK Hóa 10 nâng cao trang 172 )

Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyến tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau:

bai-30-luu-huynh-va-hidro-sunfua-5

ĐÁP ÁN

1)

2)

3)

4)


Câu 4 : Viết phương trình phản ứng xảy ra

a) Đốt cháy hoàn toàn khí H2S

b) Dẫn khí H2S vào dung dịch NaOH dư

c) Dẫn khí H2S vào dung dịch Br2

d) Để dung dịch H2S trong không khí một thời gian

ĐÁP ÁN

a)

b)

c)

d)


Câu 5 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ khí mất nhãn sau : H2S, HCl và H2

ĐÁP ÁN

Cho dung dịch AgNO3 vào các lọ khí trên thì :

+ Xuất hiện kết tủa đen là H2S

+ Xuất hiện kết tủa trắng là HCl

+ Không hiện tượng là H2

PTHH :   2AgNO3  +    H2S     🡪    Ag2S     + 2 HNO3

                         AgNO3  +    HCl    🡪    AgCl    +  HNO3

  

Câu 6 : (Câu 8 SGK Hóa 10 cơ bản trang 139)

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?

ĐÁP ÁN



a)

0.01      🡨                              0.01 mol


0.1       🡨                               0.1 mol

       

0.1          🡨                   0.1 mol

b) Hỗn hợp khí thu được gồm H2 và H2S

nkhí= n H2   +  n H2S  🡪 n H2= 0.11  - 0.1 = 0.01 mol


      

c) m Fe = 0.01 x 56 = 0.56 gam

m FeS =0.1 x 88 = 8.8 gam 

  

Câu 7 : Dẫn 0.672 lít khí H2S (đktc) vào 50 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng các chất tan trong A

ĐÁP ÁN

  


→ tạo 2 muối NaHS và Na2S

Gọi x, y lần lượt là số mol của NaHS và Na2S

 

   x   🡨    x            🡨     x  

      

  y    🡨   2y          🡨     y  

Ta có :  nH2S=  x + y = 0.03  (1)

             nNaOH = x + 2y = 0.05 (2)

Từ (1) và (2) 🡪 x = 0.01 và y =0.02

Chất tan trong dung dịch A gồm : NaHS 0.01 mol và Na2S 0.02 mol

m NaHS = 0.01 x 56 = 0.56 gam

m Na2S = 0.02 x 78 = 1.56 gam

  


Giáo viên biên soạn: Phạm Văn Thắng

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 29: Oxi – Ozon
Bài 32: Lưu Huỳnh Dioxit - Lưu Huỳnh Trioxit